Tác dụng giảm đau của gây tê nhóm thần kinh bao khớp háng trên bệnh nhân gãy liên mấu chuyển xương đùi

  • Nguyễn Quang Trường Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Minh Lý Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Tống Xuân Hùng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Vũ Thị Hồng Ngọc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Thị Minh Tâm Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Doãn Thị Thu Giang Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Gãy liên mấu chuyển xương đùi, gây tê nhóm thần kinh bao khớp háng

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá tác dụng giảm đau để chuẩn bị tư thế gây tê tủy sống của gây tê nhóm thần kinh bao khớp háng trên bệnh nhân gãy kín liên mấu chuyển xương đùi. Đối tượng và phương pháp: 30 bệnh nhân gãy kín liên mấu chuyển xương đùi có chỉ định gây tê tủy sống để kết xương nẹp khóa. Bệnh nhân được gây tê nhóm thần kinh bao khớp háng (PENG block) bằng 20ml lidocain 1% dưới hướng dẫn siêu âm, sau 30 phút, chuyển bệnh nhân sang tư thế ngồi để gây tê tủy sống. Đánh giá điểm VAS tại các thời điểm trước và sau gây tê nhóm thần kinh bao khớp háng, mức độ đau và góc cong lưng khi tư thế gây tê tủy sống, tai biến, biến chứng của gây tê nhóm thần kinh bao khớp háng. Kết quả: Điểm VAS khi nghỉ và khi vận động sau gây tê nhóm thần kinh bao khớp háng (PENG block) tại các thời điểm 5 phút, 10 phút, 15 phút, 20 phút, 25 phút, 30 phút nhỏ hơn so với thời điểm trước gây tê, p<0,05. 26/30 (86,7%) bệnh nhân không đau hoặc đau nhẹ khi tư thế ngồi và 29/30 (96,7%) bệnh nhân có góc cong lưng mức độ tốt hoặc trung bình khi gây tê tủy sống, không ghi nhận tai biến biến chứng khi thực hiện kỹ thuật. Kết luận: Gây tê nhóm thần kinh bao khớp háng (PENG block) có tác dụng giảm đau tốt khi chuẩn bị tư thế, cải thiện góc cong lưng của bệnh nhân khi gây tê tủy sống và không ghi nhận tai biến, biến chứng khi thưc hiện kỹ thuật.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Năng Giỏi và cộng sự (2014) Đánh giá kết quả phẫu thuật kết xương liên mấu chuyển xương đùi ở người cao tuổi bằng nẹp khóa với can thiệp tối thiểu. Tạp chí Chấn thương chỉnh hình Việt Nam, tr. 144-148.
2. Alrefaey K & Mohamed A (2020) Pericapsular nerve group block for analgesia of positioning pain during spinal anesthesia in hip fracture patients, a randomized controlled study. Egyptian Journal of Anaesthesia 36(1): 234-239.
3. Short AJ, Barnett JJG, Gofeld M et al (2018) Anatomic study of innervation of the anterior hip capsule: Implication for image-guided intervention. Regional Anesthesia and Pain Medicine 43(2): 186-192.
4. Utsav ARL (2020) Pericapsular nerve group block: An excellent option for analgesia for positional pain in hip fractures. Case Reports in Anesthesiology- Hindadu.
5. Grión A, Peng PWH, Chin J et al (2018) Pericapsular nerve group (PENG) block for hip fracture. Reg Anesth Pain Med 43: 859-863.
6. Josh Luftig et al (2020) A new frontier in pelvic fracture pain control in the ED: Successful use of the pericapsular nerve group (PENG) block. The American Journal of Emergency Medicine 38(12): 2761. 5-9.