So sánh kết quả đánh giá giai đoạn ung thư biểu mô trực tràng giữa cộng hưởng từ và giải phẫu bệnh

  • Nguyễn Minh Trọng Bệnh viện K
  • Nguyễn Xuân Hùng Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
  • Phạm Hoàng Hà Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức

Main Article Content

Keywords

Cộng hưởng từ, ung thư trực tràng, giai đoạn bệnh, giải phẫu bệnh

Tóm tắt

Mục tiêu: So sánh kết quả đánh giá giai đoạn ung thư biểu mô (UTBM) trực tràng giữa cộng hưởng từ (CHT) so với giải phẫu bệnh (GPB). Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu được tiến hành dưới dạng mô tả cắt ngang, chọn mẫu thuận tiện trên 109 bệnh nhân được chẩn đoán UTBM trực tràng được phẫu thuật cắt trực tràng triệt căn tại Trung tâm Phẫu thuật Đại trực tràng - Tầng sinh môn, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức từ tháng 10/2016 đến tháng 05/2019. Kết quả: CHT có mối tương quan với GPB về giai đoạn T (p<0,001). Hạn chế đánh giá giai đoạn sớm (T1), độ chính xác trong đánh giá mức độ xâm lấn thành trực tràng của khối u (giai đoạn T) là 71,56%. Không ghi nhận có tương quan trong chẩn đoán hạch di căn giữa kết quả CHT và GPB. Kết quả tốt trong đánh giá xâm lấn diện cắt chu vi (CRM- Circumferential resection margin), xâm lấn mạch máu, bạch huyết, thần kinh (EMVI). Kết luận: CHT có khả năng đánh giá tốt mức độ xâm lấn của u, diện cắt chu vi (CRM) và xâm lấn mạch máu, bạch huyết, thần kinh (EMVI- extramural vascular invasion). Nên ứng dụng CHT rộng rãi trong đánh giá giai đoạn trước mổ của ung thư trực tràng để quyết định lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Azria D, Becouarn Y, Bosset J et al (2012) Cancer du Rectum. Chapitre 5, Thésaurus National de Cancérologie Digestive: 1-30.
2. Baik SH, Kim NK, Lee YC et al (2007) Prognostic significance of circumferential resection margin following total mesorectal excision and adjuvant chemoradiotherapy in patients with rectal cancer. Ann Surg Oncol 14: 462-469.
3. Hildebrandt U, Klein T, Feifel G, Schwarz HP, Koch B, Schmitt RM (1990) Endosonography of pararectal lymph nodes. In vitro and in vivo evaluation. Dis Colon Rectum 33: 863-868.
4. Jemal A, Bray F, Center MM, Ferlay J, Ward E, Forman D (2011) Global cancer statistics. CA Cancer J Clin 61: 69-90.
5. Karatag O, Karatag GY, Ozkurt H et al (2012) The ability of phased-array MRI in preoperative staging of primary rectal cancer: Correlation with histopathological results. Diagn Interv Radiol 18: 20-26.
6. Quirke P, Durdey P, Dixon MF, Williams NS (1986) Local recurrence of rectal adenocarcinoma due to inadequate surgical resection. Histopathological study of lateral tumour spread and surgical excision. Lancet 2: 996-999.
7. Robert Glynne-Jones, David Tan, and Vicky Goh (2014) Pelvic MRI for Guiding Treatment Decisions in Rectal Cancer. http://www.cancernetwork.com. August 15, 2014.
8. Smith NJ, Shihab O, Arnaout A et al (2008) MRI for detection of extramural vascular invasion in rectal cancer. Am J Roentgenol 191: 1517-1522.
9. Smith NJ, Barbachano Y, Norman AR, Swift RI, Abulafi AM, Brown G (2008) Prognostic significance of magnetic resonance imaging detected extramural vascular invasion in rectal cancer. Br J Surg 95: 229-336.
10. Wibe A, Syse A, Andersen E et al (2004) Oncological outcomes after total mesorectal excision for cure for cancer of the lower rectum: Anterior vs. abdominoperineal resection. Dis Colon Rectum 47: 48-58.