Giá trị của cắt lớp vi tính đa dãy trong đánh giá giai đoạn trước phẫu thuật triệt căn điều trị ung thư vùng đầu tụy
Main Article Content
Keywords
Tóm tắt
Mục tiêu: Nghiên cứu giá trị của cắt lớp vi tính 320 lát cắt trong chẩn đoán giai đoạn và tiên lượng trước phẫu thuật triệt căn điều trị ung thư vùng đầu tụy. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả, tiến cứu tiến hành ở những bệnh nhân ung thư vùng đầu tụy được phẫu thuật cắt khối tá tụy tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, trong khoảng thời gian từ tháng 6/2016 đến tháng 6/2019. Kết quả: Cắt lớp vi tính 320 lát cắt phát hiện khối u với tỷ lệ 95,1%, đánh giá trước mổ ở giai đoạn I với tỷ lệ 44,8%, giai đoạn II là 41,4% và giai đoạn III là 13,8%. Trong chẩn đoán vị trí khối u, cắt lớp vi tính 320 lát cắt phù hợp cao với kết quả giải phẫu bệnh lý (hệ số Kappa = 0,69), trong đánh giá mức độ xâm lấn tĩnh mạch có độ nhạy 77,8%, độ đặc hiệu 96,2%. Thêm vào đó, cắt lớp vi tính đa dãy còn giúp phát hiện các biến đổi giải phẫu động mạch gan giúp tiên lượng cuộc mổ (11,5% động mạch gan chung hoặc động mạch gan phải thay thế xuất phát từ động mạch mạc treo tràng trên). Tuy nhiên, nó tỏ ra ít hiệu quả trong đánh giá di căn hạch (độ nhạy, độ đặc hiệu và mức độ chẩn đoán phù hợp lượt là 48,1%, 67,6% và 59%) và chẩn đoán giai đoạn trước mổ (hệ số Kappa = 0,18 trong kiểm định phù hợp giữa cắt lớp vi tính 320 lát cắt và giải phẫu bệnh lý). Kết luận: Cắt lớp vi tính 320 lát cắt có giá trị cao trong phát hiện khối u cũng như đánh giá xâm lấn mạch máu. Tuy nhiên, ý nghĩa của nó trong đánh giá giai đoạn bệnh và di căn hạch trước mổ còn nhiều hạn chế.
Article Details
Các tài liệu tham khảo
2. Ross WA and Bismar MM (2004) Evaluation and management of periampullary tumors. Current gastroenterology reports 6(5): 362.
3. Barreto SG and Windsor JA (2018) Surgical diseases of the pancreas and biliary tree. Springer.
4. Kim M et al (2018), Prediction and clinical implications of portal vein/superior mesenteric vein invasion in patients with resected pancreatic head cancer: The significance of preoperative CT parameters. Clinical radiology 73(6): 564-573.
5. Lê Hồng Kỳ (2010) Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh của chụp cắt lớp vi tính trong chẩn đoán u vùng bóng Vater. Luận án Tiến sĩ, Đại học Y Hà Nội.
6. Nguyễn Xuân Khái, T.C.H. (2013) Giá trị của chụp cắt với vi tính 64 dãy trong chẩn đoán u đầu tụy. Y học thực hành, 837(6), tr. 72-74.
7. Alexakis N et al (2019) Variant hepatic arterial anatomy encountered during pancreatoduodenectomy does not influence postoperative outcomes or resection margin status: A matched pair analysis of 105 patients. Journal of surgical oncology 119(8): 1122-1127.
8. Sugimachi K, Iguchi T (2018) Surgical anatomy of the pancreas and the periampullary region. In Surgery for Pancreatic and Periampullary Cancer: 1-10.
9. Kaneko OF et al (2010) Performance of multidetector computed tomographic angiography in determining surgical resectability of pancreatic head adenocarcinoma. Journal of Computer Assisted Tomography 34(5): 732-738.
10. Kulkarniv NM (2019) Clinical staging of pancreatic cancer with MDCT and MRI, in management of localized pancreatic cancer. Springer: 9-28.