Đánh giá kết quả sớm của phẫu thuật nội soi cắt gan ứng dụng kiểm soát cuống Glisson theo Takasaki điều trị ung thư biểu mô tế bào gan

  • Lê Văn Thành Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Trần Thanh An Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái
  • Vũ Văn Quang Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Vũ Ngọc Tuấn Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Lê Minh Kha Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Lê Thanh Hùng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Phẫu thuật nội soi cắt gan, cắt gan giải phẫu, kiểm soát cuống Takasaki

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả sớm của phẫu thuật nội soi cắt gan ứng dụng kiểm soát cuống Glisson theo Takasaki điều trị ung thư biểu mô tế bào gan. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả, tiến cứu các trường hợp được phẫu thuật nội soi cắt gan điều trị ung thư biểu mô tế bào gan kiểm soát cuống Glisson theo Takasaki từ tháng 1/2019 đến tháng 5/2021 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Kết quả: Phẫu thuật được thực hiện cho 54 bệnh nhân. Tuổi trung bình: 56,2 ± 12,9 tuổi; 90,7% bệnh nhân là nam giới; tỷ lệ mắc viêm gan B: 75,9%. Chỉ số AFP trung bình: 193,6 ± 490ng/ml. Kích thước khối u trung bình 35,4 ± 15,1mm. Cắt gan lớn 16 (30,8%) bệnh nhân, cắt gan nhỏ 36 (69,2%) bệnh nhân. Tỷ lệ chuyển mổ mở là 3,7%. Thời gian phẫu thuật trung bình: 194,5 ± 66,2 phút, lượng máu mất trung bình: 248,7 ± 171,6ml; tỷ lệ truyền máu trong mổ: 3,8%, thời gian nằm viện trung bình: 8,8 ± 3,8 ngày. Biến chứng gặp ở 3 (5,7%) bệnh nhân. Các biến chứng này được phân độ theo bảng phân loại của Clavien: I (33,3%), IIIb (33,3%), IVa (33,3%). Không trường hợp nào tử vong trong thời gian nằm viện. Kết luận: Phẫu thuật nội soi cắt gan bằng kỹ thuật kiểm soát cuống Glisson theo Takasaki điều trị ung thư biểu mô tế bào gan là phương pháp khả thi, an toàn và hiệu quả.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Bray F, Ferlay J, Soerjomataram I et al (2020) Global cancer statistics 2020: GLOBOCAN estimates of incidence and mortality worldwide for 36 cancers in 185 countries. CA Cancer J Clin 68(6): 394-424.
2. Takasaki Ken (2007) Glissonean pedicle transection method for hepatic resection. Tokyo, Japan: Springer.
3. Yoon Yoo-Seok, Han HS, Choi YS et al (2006) Total laparoscopic right posterior sectionectomy for hepatocellular carcinoma. J Laparoendosc Adv Surg Tech A 16(3): 274-277.
4. Lương Công Chánh (2015) Nghiên cứu điều trị ung thư gan bằng phẫu thuật nội soi. Luận án tiến sĩ Y học - Viện NCKH Y Dược lâm sàng 108.
5. Trần Công Duy Long (2016) Đánh giá vai trò phẫu thuật nội soi cắt gan điều trị ung thư tế bào gan. Luận án tiến sĩ Y học - Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.
6. Liu F, Wei Y, Chen K et al (2019) The extrahepatic glissonian versus hilar dissection approach for laparoscopic formal right and left hepatectomies in patients with hepatocellular carcinoma. J Gastrointest Surg 23(12): 2401-2410.
7. Cho CW, Rhu J, Kwon CHD et al (2017) Short-term outcomes of totally laparoscopic central hepatectomy and right anterior sectionectomy for centrally located tumors: A case-matched study with propensity score matching. World J Surg 41(11): 2838-2846.
8. Kim JH (2020) Laparoscopic anatomical segmentectomy using the transfissural Glissonean approach. Langenbecks Arch Surg 405(3): 365-372.
9. Machado MA, Surjan RC, Basseres T et al (2016) The laparoscopic Glissonian approach is safe and efficient when compared with standard laparoscopic liver resection: Results of an observational study over 7 years. Surgery 160(3): 643-651
10. Yue Hu, Shi J, Wang S et al (2021) Laennec's approach for laparoscopic anatomic hepatectomy based on laennec capsule. HPB 23: 179.