Chế độ ăn ở bệnh nhân bệnh trứng cá và mối liên quan đến mức độ nặng của bệnh tại Bệnh viện Da liễu tỉnh Bình Thuận

  • Lê Huỳnh Phúc Bệnh viện Da liễu Bình Thuận
  • Huỳnh Phan Ngọc Bửu Trường Đại học Trà Vinh
  • Ngô Minh Vinh Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Main Article Content

Keywords

Bệnh trứng cá, thức ăn và bệnh trứng cá

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả một số đặc điểm dịch tễ và mức độ nặng của bệnh nhân bệnh trứng cá. Xác định tỷ lệ các loại thực phẩm thường dùng trong chế độ ăn của bệnh nhân bệnh trứng cá. Xác định mối liên quan giữa việc sử dụng một số loại thực phẩm với độ nặng bệnh trứng cá. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả tiến hành trên 384 bệnh nhân bệnh trứng cá đến khám tại Bệnh viện Da liễu tỉnh Bình Thuận từ tháng 4/2020 đến tháng 10/2020. Kết quả: Bệnh nhân bệnh trứng cá thường xuyên sử dụng thực phẩm có chỉ số đường thấp (71,9%), thực phẩm có chỉ số đường cao (68%), chất béo (62,8%), sữa (60,9%), thức ăn nhanh (58,9%), chocolate (34,4%) và thức ăn giàu omega 3 (30,5%). Bệnh nhân thường xuyên sử dụng sữa và chế phẩm từ sữa mắc bệnh trứng cá mức độ nặng cao gấp 1,85 lần, dùng chất béo mắc bệnh trứng cá mức độ nặng cao gấp 2,30 lần, dùng thức ăn nhanh mắc bệnh trứng cá mức độ nặng cao gấp 1,41 lần và dùng chocolate mắc bệnh trứng cá mức độ nặng cao gấp 1,73 lần bệnh nhân không dùng hoặc ít dùng. Kết luận: Sữa, chất béo, thức ăn nhanh và chocolate là những thức ăn làm tăng nguy cơ mắc bệnh trứng cá mức độ nặng ở người bệnh nhân.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Thị Phương An, Tố Lê Na (2008) Kiến thức, thái độ và thực hành về điều trị và chăm sóc bệnh nhân bị mụn trứng cá đến khám tại Bệnh viện Da liễu thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 01/01/2008 đến 30/4/2008. Tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa, Trường Đại học Y dược Phạm Ngọc Thạch, 1-55.
2. Phạm Thị Tiếng (2002) Mụn trứng cá. Bài giảng Da liễu, Nhà Xuất bản Y học, tr. 239-252,
3. Âu Thị Kim Khánh (2017) Khảo sát chế độ ăn ở bệnh nhân mụn trứng cá đến khám tại Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 10/2016- 03/2017. CKII, Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, tr. 74-111.
4. Phạm Thị Bích Na (2013) Nồng độ kẽm huyết thanh trên bệnh nhân mụn trứng cá đến khám và điều trị tại Bệnh Viện Da Liễu Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 11/2012 đến tháng 03/2013. Trường Đại Học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh.
5. Eman M, KamallL E, Youssef M, Youssel K (2014) Diet and acne in Upper Egypt. American Journal of Dermatology and Venerology: 13-22.
6. Danby WF (2010) Nutrition and acne. Clinics in Dermatology 28(6): 598-604.
7. Burris J, Rietkerk W, Woolf K (2014) Relationships of self reported dietary factors and perceived acne severity in a cohort of New York young adults. J Acad Nutr Diet 114(3): 384-392.
8. Cordain L (2005) Implications for the role of diet in acne. Emin Cutan Med Surg 24(2): 84-91.
9. Pearl A, Arroll B, Lello J, Birchall NM (1998) The impact of acne: A study of adolescents' attitudes, perception and knowledge. N Z Med J 111(1070): 269-271.
10. Smith RN, Mann NJ, Braue A, Mäkeläinen H, Varigos GA (2007) The effect of a high-protein, low glycemic-load diet versus a conventional, high glycemic-load diet on biochemical parameters associated with acne vulgaris: A randomized, investigator-masked, controlled trial. Am J Clin Nutr 86(1): 107-115.