Đánh giá hiệu quả điều trị dexlansoprazole 60mg trên bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản mức độ nặng

  • Trần Văn Thanh Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Mai Thanh Bình Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Hà Minh Trang Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Thị Huyền Trang Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Văn Thái Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Trần Thị Ánh Tuyết Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Lê Thị Ánh Tuyết Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Dương Thị Tuyết Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Thị Phương Liên Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Đinh Trường Giang Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Phạm Minh Ngọc Quang Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Phạm Minh Ngọc Quang Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Dexlansoprazole, bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của dexlansoprazol 60mg trên bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản mức độ nặng sau 8 tuần điều trị. Đối tượng và phương pháp: Phương pháp nghiên cứu tiến cứu, quan sát ở 38 bệnh nhân trên 18 tuổi được chẩn đoán trào ngược dạ dày thực quản mức độ B, C hoặc D trên nội soi theo phân loại Los Angeles, được điều trị bằng dexlansoprazole 60mg/ngày tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ tháng 3/2020 đến tháng 8/2020. Đánh giá các triệu chứng lâm sàng, nội soi dạ dày, tác dụng không mong muốn của thuốc tại các thời điểm sau 4 tuần và 8 tuần điều trị. Kết quả: 38 bệnh nhân với độ tuổi trung bình 52,08 ± 14,84 năm. Sau 8 tuần điều trị các triệu chứng lâm sàng đều giảm, có 76,3% bệnh nhân không còn triệu chứng lâm sàng, điểm GERDQ giảm từ 9,89 ± 2,26 xuống 6,34 ± 0,78 (p<0,05), 84,2% bệnh nhân không còn tổn thương thực quản trên nội soi. Tác dụng không mong muốn gặp phải là tiêu chảy (5,3%), chóng mặt (2,6%), buồn nôn (2,6%), không có bệnh nhân nào phải dừng thuốc do tác dụng phụ. Kết luận: Dexlansoprazole có hiệu quả và an toàn trong điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản mức độ nặng.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

Locke GR III, Talley NJ, Fett SL et al (1997) Prevalence and clinical spectrum of gastroesophageal reflux: A population-based study in Olmsted County. Minnesota. Gastroenterology 112: 1448-1456.
2. El-Serag HB, Sweet S, Winchester CC, et al (2014) Update on the epidemiology of gastroesophageal reflux disease: A systematic review. Gut 63: 871-880.
3. Fass R, Shapiro M, Dekel R et al (2005) Systematic review: Proton pump inhibitor failure in gastrooesophageal reflux disease-where next?. Aliment Pharmacol Ther 22: 79-94.
4. Hershcovici T, Jha LK and Fass R (2001) Dexlansoprazole MR - A review. Ann Med 43: 366-374.
5. Lê Thị Hoa (2006) Đặc điểm lâm sàng, nội soi, mô bệnh học và hiệu quả điều trị bằng esomeprazole ở bệnh nhân viêm thực quản do trào ngược. Luận văn thạc sỹ y học, Học viện Quân y.
6. Nguyễn Cảnh Bình và Mai Hồng Bàng (2009) Dị sản ruột và Helicobacter pylori tại đoạn nối thực quản dạ dày trong bệnh trào ngược dạ dày - thực quản. Tạp chí Khoa học Tiêu hóa Việt Nam, (17), tr. 76-79.
7. Michael Kukulka, Corey Eisenberg et al (2011) Comparator pH study to evaluate the singledose pharmacodynamics of dual delayed-release dexlansoprazole 60mg and delayed-release esomeprazole 40mg. Clinical and Experimental Gastroenterology 4: 213-220.
8. Sharma P, Shaheen NJ et al (2009) Clinical trials: Healing of erosive oesophagitis with dexlansoprazole MR, a proton pump inhibitor with a novel dual delayed-release formulation-results from two randomized controlled studies. Aliment Pharmacol Ther 29(7): 731-741.
9. Gremse D, Gold BD, Pilmer B, Hunt B, Korczowski B, Perez MC (2019) Dual delayed-release dexlansoprazole for healing and maintenance of healed erosive esophagitis: A safety study in adolescents. Dig Dis Sci 64(2): 493-502.
10. Fass R, Chey WD et al (2009) Clinical trial: The effects of the proton pump inhibitor dexlansoprazole MR on daytime and nighttime heartburn in patients with non-erosive reflux disease. Aliment Pharmacol Ther 29(12): 1261-1272.
11. Chiang HH, Wu DC, Hsu PI, Kuo CH, Tai WC, Yang SC, Wu KL, Yao CC, Tsai CE, Liang CM, Wang YK, Wang JW, Huang CF, Chuah SK (2019) Clinical efficacy of 60-mg dexlansoprazole and 40-mg esomeprazole after 24 weeks for the on-demand treatment of gastroesophageal reflux disease grades A and B: A prospective randomized trial. Drug Design, Development and Therapy 13: 1347-1356.
12. Peura DA, Metz DC, Dabholkar AH et al (2009) Safety profile of dexlansoprazole MR, a proton pump inhibitor with a novel USAL delayed release formulation: Global clinical trial experience. Aliment Pharmacol Ther 30: 1010-1021.