Đánh giá một số thông số về sức căng và vận động xoắn của thất trái bằng siêu âm tim đánh dấu mô 3D ở bệnh nhân suy tim mạn tính

  • Nguyễn Thị Kiều Ly Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Đỗ Văn Chiến Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Phạm Nguyên Sơn Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Suy tim, siêu âm đánh dấu mô, siêu âm 3D, vận động xoắn

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá một số thông số sức căng và vận động xoắn thất trái bằng siêu âm đánh dấu mô 3D ở bệnh nhân suy tim mạn tính. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang có so sánh với nhóm chứng, được thực hiện trên 110 bệnh nhân suy tim mạn tính và 50 người khỏe mạnh được điều trị nội trú tại Khoa Nội Tim mạch, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ tháng 1/2018 đến tháng 10/2020. Kết quả: Tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân suy tim 65,82 ± 11,77 năm, nam giới chiếu 66,36%, của nhóm chứng tuổi trung bình là 65,16 ± 10,24 năm, nam giới chiếm 68%. Tất cả các chỉ số về sức căng và xoắn của nhóm suy tim đều giảm hơn so với nhóm chứng (p<0,05), trong đó sức căng dọc (GLS), độ xoắn (twist) ở nhóm suy tim là -11,01 ± 3,82s-1 và 7,94 ± 4,28 độ; ở nhóm chứng là -19,92 ± 2,87 và 16,83 ± 9,87 độ; ở nhóm suy tim EF ≥ 50% là -14,25s-1 ±  4,35 và 10,96 ± 4,74 độ. Sức căng và xoắn giảm theo EF: GLS, twist lần lượt ở nhóm EF < 40% là -8,79 ± 2,5s-1 và 5,89 ± 2,79 độ, ở nhóm EF 40 - 49% là -11,47 ± 2,4s-1 và 8,34 ± 4,05, ở nhóm EF ≤ 40% là -17,79 ± 4,44s-1 và 10,96 ± 4,74 độ. Ở nhóm suy tim EF giảm 100% bệnh nhân giảm GLS, 98,8% giảm xoắn, ở nhóm suy tim EF bảo tồn tỷ lệ này chỉ là 73,3% và 53,3%. Kết luận: Các chỉ số biến dạng theo hướng dọc (GLS), bán kính (GRS), chu vi (GCS), diện tích (GAS), góc xoay (twist) và vận động xoắn (torsion) của thất trái giảm ở bệnh nhân suy tim so với nhóm chứng và biến đổi sớm ở nhóm suy tim phân suất tống máu bảo tồn. Tỷ lệ giảm biến dạng theo trục dọc (GLS) và chiều bán kính (GRS) là thường gặp nhất.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Go AS et al (2014) Heart disease and stroke statistics 2014 update: A report from the American Heart Association. Circulation 129(3): 28-292.
2. Solomon S et al (2005) Candesartan in Heart Failure Reduction in Mortality I. Influence of ejection fraction on cardiovascular outcomes in a broad spectrum of heart failure patients. Circulation 112: 3738-3744.
3. Solomon S (2005) Candesartan in Heart Failure Reduction in Mortality (CHARM) Investigators. Influence of ejection fraction on cardiovascular outcomes in a broad spectrum of heart failure patients. Circulation 112: 3738-3744.
4. Klaeboe LG and Edvardsen T (2019) Echocardiographic assessment of left ventricular systolic function. Journal of echocardiography 17(1): 10-16.
5. Muraru D et al (2018) Three-dimensional speckle-tracking echocardiography: Benefits and limitations of integrating myocardial mechanics with three-dimensional imaging. Cardiovascular diagnosis and therapy 8(1): 101.
6. Ponikowski P et al (2016) 2016 ESC Guidelines for the diagnosis and treatment of acute and chronic heart failure: The Task Force for the diagnosis and treatment of acute and chronic heart failure of the European Society of Cardiology (ESC)Developed with the special contribution of the Heart Failure Association (HFA) of the ESC. European Heart Journal 37(27): 2129-2200.
7. Altman M et al (2014) Assessment of left ventricular systolic function by deformation imaging derived from speckle tracking: A comparison between 2D and 3D echo modalities. European Heart Journal - Cardiovascular Imaging 15(3): 316-323.
8. Sengupta PP et al (2008) Twist mechanics of the left ventricle: Principles and application. JACC: Cardiovascular Imaging 1(3): 366-376.
9. Kraigher-Krainer E et al (2014) Impaired systolic function by strain imaging in heart failure with preserved ejection fraction. Journal of the American College of Cardiology 63(5): 447-456.
10. Luo XX et al (2014) What can three-dimensional speckle-tracking echocardiography contribute to evaluate global left ventricular systolic performance in patients with heart failure? International journal of cardiology 172(1): 132-137.