Giá trị chẩn đoán định khu của điện thần kinh trong chẩn đoán tổn thương đám rối thần kinh cánh tay do chấn thương

  • Vũ Đình Triển Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Lâm Khánh Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Tống Thị Thu Hằng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Thanh Thảo Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Chẩn đoán điện, đám rối thần kinh cánh tay, chấn thương

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định giá trị của điện thần kinh trong chẩn đoán định khu tổn thương đám rối thần kinh cánh tay (ĐRTKCT) do chấn thương. Đối tượng và phương pháp: Tiến hành trên 40 bệnh nhân bị tổn thương đám rối thần kinh cánh tay được làm điện thần kinh đối chiếu với phẫu thuật từ tháng 05 năm 2015 đến tháng 02 năm 2017. Phương pháp nghiên cứu là tiến cứu, mô tả cắt ngang. Kết quả: Chẩn đoán tổn thương ngang mức rễ C5 hoặc C6 có độ nhạy và độ đặc hiệu là 100%, chẩn đoán tổn thương ngang mức rễ C8 và T1 cũng có độ nhạy 100%, tuy nhiên độ đặc hiệu thấp hơn chút ít tương ứng là 92,6% và 88,2%. Đối với ngang mức rễ C7, độ nhạy và độ đặc hiệu của phương pháp chẩn đoán điện thấp nhất với giá trị tương ứng là 88,5% và 85,7%. Mức độ tương đồng chẩn đoán ngang mức C5/C6/C7/C8/T1 giữa hai phương pháp điện thần kinh và phẫu thuật có chỉ số Kappa tương ứng là 0,32/0,47/0,57/0,84/0,71 với p<0,05, tương ứng đồng thuận từ trung bình và hoàn toàn thống nhất. Kết luận: Điện thần kinh là phương pháp chẩn đoán chức năng có giá trị trong việc chẩn đoán định khu tổn thương đám rối thần kinh cánh tay.


Từ khóa: Chẩn đoán điện, đám rối thần kinh cánh tay, chấn thương.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Chanlalit C, Vipulakorn K et al (2005) Value of clinical findings, electrodiagnosis and magnetic resonance imaging in the diagnosis of root lesions in traumatic brachial plexus injuries. J Med Assoc Thai, 88(1): 66-70.
2. Cho Álvaro Baik, Guerreiro Ana Claudia et al (2020) Epidemiological study of traumatic brachial plexus injuries. Acta ortopedica brasileira 28(1): 16-18.
3. Harper CM (2005) Preoperative and intraoperative electrophysiologic assessment of brachial plexus injuries. Hand Clin 21(1): 39-46.
4. Limthongthang R, Bachoura A et al (2013) Adult brachial plexus injury: evaluation and management. Orthop Clin North Am 44 (4): 591-603.
5. Mansukhani KA (2013) Electrodiagnosis in traumatic brachial plexus injury. Annals of Indian Academy of Neurology 16 (1): 19-25.
6. Midha R (1997) Epidemiology of brachial plexus injuries in a multitrauma population. Neurosurgery, 40 (6): 1182-1188; discussion 1188-1189.
7. Vargas MI, Beaulieu J et al (2007) Clinical findings, electroneuromyography and MRI in trauma of the brachial plexus. J Neuroradiol 34 (4): 236-242.
8. Vredeveld JW, Slooff BC et al (2001) Validation of an electromyography and nerve conduction study protocol for the analysis of brachial plexus lesions in 184 consecutive patients with traumatic lesions. J Clin Neuromuscul Dis 2 (3): 123-128.