Nhận xét kết quả chăm sóc bệnh nhân viêm tụy cấp tại Khoa Điều trị Gan, Mật, Tụy - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

  • Nguyễn Thị Ngọc Linh Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Thị Loan Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Thị Hường Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Phạm Thanh Tín Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Phạm Thanh Tín Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Thị Hiền Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Phạm Thị Thùy Dương Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Viêm tuỵ cấp, chăm sóc bệnh nhân

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá thực trạng và kết quả chăm sóc bệnh nhân viêm tụy cấp tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu mô tả công tác chăm sóc điều dưỡng trên 36 người bệnh viêm tuỵ cấp điều trị tại Khoa Điều trị Gan, Mật, Tuỵ - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Kết quả: 75% người bệnh dưới 60 tuổi; mức độ viêm tuỵ cấp nhẹ và vừa chiếm 94,4%. Nguyên nhân chủ yếu do rượu, rối loạn chuyển hoá và sỏi mật. 100% người bệnh được theo dõi các chỉ số sinh tồn, trong đó có 5 người bệnh biểu hiện sốt và mạch nhanh trong ngày đầu. 100% người bệnh có đau bụng khi nhập viện, đến ngày thứ 5 chỉ còn 5 người bệnh có biểu hiện đau bụng nhẹ. 10 người bệnh phải đặt sonde dạ dày trong 2 ngày đầu. Tất cả người bệnh được cho ăn trở lại trong ngày thứ 3 của bệnh. Tổng lượng dịch truyền trung bình trong ngày đầu tiên nhập viện là 3181,3ml. Thời gian nằm viện trung bình là 5,6 ± 2 ngày. Kết luận: Công tác chăm sóc theo dõi bệnh nhân viêm tuỵ cấp đạt kết quả tốt, nuôi dưỡng sớm qua đường tiêu hoá sau 48 giờ, thời gian nằm viện ngắn.


Từ khoá: Viêm tuỵ cấp, chăm sóc bệnh nhân.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Võ Xuân Nội (2005) Nghiên cứu một số nguyên nhân, đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và yếu tố tiên lượng viêm tuỵ cấp. Luận văn tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp II.
2. Anil BN, Fred SG (2005) Acute pancreatitis. Advanced therapy in Gastroanterology and Liver diseases 5: 777-783.
3. Colvin, Stephanie D et al (2020) Acute pancreatitis: an update on the revised Atlanta classification. Abdominal radiology (New York) 45(5): 1222-1231.
4. Makoto Otsuki et al (2006) Consensus of primary care in acute pancreatitis in Japan. World J Gastroenterol 12(2l): 3314-3323.
5. Mandalia A et al (2018) Recent advances in understanding and managing acute pancreatitis. 1000 Research vol. 7 F1000 Faculty Rev-959.
6. McClave, Stephen A et al (2016) Guidelines for the Provision and Assessment of Nutrition Support Therapy in the Adult Critically Ill Patient: Society of Critical Care Medicine (SCCM) and American Society for Parenteral and Enteral Nutrition (A.S.P.E.N.). JPEN. Journal of parenteral and enteral nutrition 40(2): 159-211.
7. Nesvaderani M, Eslick GD, Vagg D, Faraj S, Cox MR (2015) Epidemiology, aetiology and outcomes of acute pancreatitis: A retrospective cohort study. Int J Surg 23: 68-74.
8. Polishchuk Ilya et al (2020) Epidemiology of acute pancreatitis in southern Israel: A retrospective study. The Israel Medical Association journal: IMAJ 22(5): 310-314.
9. Rosołowski, Mariusz et al (2016) Management of acute pancreatitis (AP) - polish pancreatic club recommendations. Przeglad gastroenterologiczny 11(2): 65-72.