Đặc điểm vi sinh và điều trị kháng sinh trong bệnh lý áp xe trung thất do thủng thực quản trong cấp cứu tại Bệnh viện Việt Đức

  • Phạm Vũ Hùng Bệnh viện Việt Đức
  • Nguyễn Đức Chính Bệnh viện Việt Đức
  • Trần Tuấn Anh Bệnh viện Việt Đức
  • Nguyễn Minh Ky Bệnh viện Việt Đức
  • Đào Văn Hiếu Bệnh viện Việt Đức
  • Trần Tiễn Anh Phát Bệnh viện Việt Đức
  • Phạm Thị Thu Hương Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Thủng thực quản, áp xe trung thất, áp xe trung thất lan tỏa

Tóm tắt

Mục tiêu: Tìm hiểu đặc điểm vi sinh được phân lập và việc điều trị kháng sinh. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu các trường hợp áp xe trung thất do thủng thực quản được điều trị tại Bệnh viện Việt Đức từ tháng 1/2016 đến tháng 3/2019, bao gồm các trường hợp tử vong. Chẩn đoán áp xe trung thất theo tiêu chuẩn của Estrera (1983). Kết quả: Tổng số 40 ca, tỷ lệ nam: nữ = 4,7:1, tuổi từ 36 - 60 tuổi chiếm 60%. Chấn thương: 70%, bệnh lý: 30%. Do hóc xương chiếm 88,5%. Thủng ở 1/3 trên thực quản là 57,5%, 1/3 giữa thực quản là 22,5%, và 1/3 dưới thực quản là 20%. Type I chiếm 55%, type IIb chiếm 45%, không có type Iia. Vi sinh: 24/40 (60%) phân lập được vi khuẩn, 100% kết hợp cả ái khí và kỵ khí, trong đó Gram (+) ái khí chiếm đa số 75,9%, nhiều nhất là Streptococcus species 37,5%, Enterococcus faecalis 20,8%, Acinetobacter baumanii 20,8%; Gram (-) ái khí chiếm 17,2%, nhiều nhất là Klebsiella pneumoniae chiếm 12,5%, Pseudomonas aeruginosa 12%; Kỵ khí Gram (+): Peptostreptococcus chiếm 8,3%, kháng sinh: Cephalosporin (thế hệ 3) và carbapenem phù hợp kết quả kháng sinh đồ, kết hợp 100% với metronidazole. Kết quả: Biến chứng 7 (17,5%) trường hợp, tử vong: 3 trường hợp (7,5%) do chảy máu, suy đa tạng. Kết luận: Nghiên cứu cho thấy vi khuẩn kết hợp ái khí và kỵ khí chiếm 100%, ái khí Gram (+) chiếm đa số trong đó nhiều nhất là Streptococcus species, Gram (-) ái khí nhiều nhất là Klebsiella pneumoniae và Pseudomonas aeruginosa; kỵ khí Gram (+) duy nhất Peptostreptococcus. Kháng sinh dùng theo kinh nghiệm với loại mạnh, phổ rộng là cephalosporin (thế hệ 3) và carbapenem phù hợp kết quả kháng sinh đồ, kết hợp metronidazole.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Công Minh (2013) Hội chứng Boerhaave hay hội chứng vỡ thực quản do nôn ói mạnh tại Bệnh viện Chợ Rẫy và Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương trong 14 năm (1999 - 2012). Nghiên cứu Y học Y Học Thành phố Hồ Chí Minh, Tập 17, Phụ bản của Số 4.
2. Nguyen Duc Chinh, Tran Tuan Anh, Pham Vu Hung, Pham Gia Anh, Philipp Omar Hannah, Tran Dinh Tho (2017) Experience on diagnosis of descending necrotizing mediastinitis at Viet Duc Hospital. The Thai Journal of Surgery 38.
3. Amudhan A, Rajendran S, Raj VV, Rajarathinam G, Jyotibasu D, Ravichandran P, Jeswanth S. et al (2009) Management of esophageal perforation: Experience from a tertiary center in India. Dig Surg 26(4): 322-328.
4. Endo S, Murayama F, Hasegawa T, Yamamoto S, Yamagychi T, Sohara Y et al (1999) Guideline of surgical management based on diffusionof descending necrotizing mediastinitis. Jpn J Thorac Cardiovasc Surg 47: 14-19.
5. Estrera AS, Lanay MJ, Grisham JM et al (1983) Descending necrotizing mediastinitis. Surg Gynecol Obstet 157: 545-552.
6. Weaver E, Nguyen X, Brooks MA (2010) Descending Necrotising Mediastinitis: Two case reports and review of the literature. Eur.Respir. Rev 19 (116): 141-149.
7. Ethuin F, Marie O, Jacob L (1998) Médiastinites en dehors de la chirurgie cardiaque. Conférences d'actualisation: 541-550.
8. Kroepil F, Schauer M, Raffel AM, Kröpil P, Eisenberger CF, Knoefel WT (2013), Treatment of Early and Delayed Esophageal Perforation. Indian J Surg 75(6): 469-472.
9. Gupta NM, Kaman L (2004) Personal management of 57 consecutive patients with esophageal perforation. Am J Surg 187(1): 58-63. doi: 10.1016/j.amjsurg.2002.11.004.
10. Luis MIC, Fernando ME, José Luiz Jesus de Almeida (2006) Descending mediastinitis. A review, Sao Paulo Med J 124(5): 285-290.
11. Muhammad AP, Harvey R, Adinda BS, Alvin AS, Wuryantoro, Suprayitno W and Dhama SS (2016) Descending necrotizing mediastinitis: Management and controversies. Cardiovascular and Thoracic Open Volume 2: 1-5.
12. Ochi N, Wakabayashi T, Urakami A, Yamatsuji T, Ikemoto N, Nagasaki Y, Nakagawa N, Honda Y, Nakanishi H, Yamane H, Monobe Y, Akisada T, Katayama H, Naomoto Y, Takigawa N (2018) Descending necrotizing mediastinitis in a healthy young adult. Ther Clin Risk Manag 14: 2013-2017.
13. Pearse HE (1938) Mediastinitis following cervical suppuration. Ann Surg 108: 588-611.
14. Sofia A, Edgar BR, Raul P, Jeovanni R et al (2015) Descending necrotizing cervicomediastinitis secondary to esophageal perforation: Management in a hospital with limited resources. Paramerican Journal of Trauma, Critical Care & Emergency Surgery 4(1): 23-29.
15. Diamantis S, Giannakopoulos H, Chou J, Foote J (2011) Descending necrotizing mediastinitis as a complication of odontogenic infection. International Journal of Surgery Case Reports 2(5): 65-69.
16. Ričardas Janilionis, Žymantas Jagelavičius, Pavel Petrik, Gintaras Kiškis, Vytautas Jovaišas, Algis Kybartas, et al (2013) Diffuse descending necrotizing mediastinitis: surgical treatment and outcomes in a single-centre series. ACTA MEDICA LITUANICA 20(3): 117-128.