Điều trị u hốc mắt bằng phương pháp mổ vi phẫu qua sọ
Main Article Content
Keywords
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá kết quả phẫu thuật u hốc mắt được mổ bằng phương pháp vi phẫu qua sọ. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu mô tả hàng loạt ca. Từ tháng 01/2017 đến tháng 09/2019 có 57 trường hợp u hốc mắt được phẫu thuật tại Khoa Ngoại Thần kinh - Bệnh viện Chợ Rẫy. Tác giả đã mô tả các dấu hiệu lâm sàng của u hốc mắt, tất cả bệnh nhân đều được đánh giá hình ảnh dựa vào cộng hưởng từ. Phương pháp phẫu thuật là vi phẫu qua sọ. Kết quả phẫu thuật đánh giá dựa vào tỷ lệ lấy hết u, biến chứng sau mổ và sự cải thiện các triệu chứng về mắt - thần kinh. Kết quả: Tuổi trung bình của 27 nam (47,4%) và 30 nữ (52,6%) là 43,5 ± 15,2 tuổi (6 - 72). Triệu chứng lâm sàng thường gặp nhất là lồi mắt (100%), kế đến là giảm thị lực (75,4%), đau mắt là 26,3%, khiếm khuyết thị trường và teo gai thị là 17,5%. U trong nón và u ngoài nón đều chiếm tỷ lệ 36,8%, u trong ống thị giác (26,4%). Đường kính u trung bình là 37,6 ± 12,8mm (18 - 85mm). Loại thương tổn thường gặp nhất là u màng não của thần kinh thị giác (21,1%), tiếp theo là u tế bào Schwann (14%), kế đến là u mạch dạng hang và ung thư di căn đều chiếm 10,5%, u nhầy là 8,8%. Kết quả lấy toàn bộ u và gần hết u là 59,6% và 36,8%. Không có trường hợp nào tử vong liên quan đến phẫu thuật và có vài biến chứng sau mổ: 7 trường hợp (12,3%) thị lực xấu hơn trước mổ do u liên quan với dây thần kinh thị giác, 16 trường hợp sụp mi sau mổ (28,1%), 1 trường hợp nhiễm trùng vết mổ (1,8%). Theo dõi sau mổ trung bình 24 tháng (9 - 40 tháng) ghi nhận tất cả các trường hợp sụp mi sau mổ đều hồi phục. 75,5% các trường hợp lồi mắt hồi phục hoàn toàn sau mổ. Thị lực sau mổ cải thiện trong 56,4% các trường hợp và 3,8% u tái phát. Kết luận: Phương pháp mổ vi phẫu qua sọ có hiệu quả trong điều trị u hốc mắt cả trong và ngoài nón, đặc biệt là những u liên quan với thành trên hốc mắt, đỉnh hốc mắt và u của thần kinh thị giác.
Article Details
Các tài liệu tham khảo
2. Huỳnh Lê Phương (2012) U hậu nhãn cầu: Kinh nghiệm chẩn đoán và điều trị phẫu thuật. Y Học Thành Phố Hồ Chí Minh, 16(4): 273-281.
3. Liu Y, Ma JR, Xu XL (2012) Transcranial surgery through pterional approach for removal of cranio-orbital tumors by an interdisciplinary team of nurosurgeons and ophthalmologists. Int J Ophthalmol 5(2): 212-216.
4. Margalit N, Ezer H, Fliss DM, Naftaliev E, Nossek E, Kesler A (2007) Orbital tumors treated using transcranial approaches: Surgical technique and neuroophthalmogical results in 41 patients. Neurosurg Focus 23(5): 11.
5. Montano N, Lauretti L, Fernandez (2018) Orbital tumors: Report of 70 surgically treated cases. World Neurosurgery: 1-10.
6. Park HJ, Yang SH, Kim IS, Sung JH (2008) Surgical treatment of orbital tumors at a single institution. J Korean Neurosurg Soc 44: 146-150.
7. Srinivasan A, Bilyk JR (2018) Transcranial approaches to the orbit. International ophthalmology clinics 58(2): 101-110.
8. Troude L, Bernard F, Roche PH (2017) The medial orbito-frontal approach for orbital tumors: a How I do it. Acta Neurochir 159: 2223-2227.