Tầm soát biến cố tăng kali máu liên quan đến thuốc thông qua kết quả xét nghiệm cận lâm sàng tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

  • Nguyễn Đức Trung Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Thị Hải Yến Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Thị Hải Yến Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Thị Thu Thủy Trường Đại học Dược Hà Nội
  • Lê Thị Mỹ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Hải Trường Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Phản ứng có hại của thuốc (ADR), tăng kali máu

Tóm tắt

Mục tiêu: Nhằm phát hiện biến cố tăng kali máu trên bệnh nhân nội trú dựa vào cơ sở sữ liệu xét nghiệm và để mô tả đặc điểm các trường hợp tăng kali máu liên quan đến thuốc được xác định theo thang đánh giá nhân quả của WHO - UCM. Đối tượng và phương pháp: Tất cả xác xét nghiệm kali máu của bệnh nhân nội trú tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 năm 2019; Phương pháp: Hồi cứu, mô tả cắt ngang. Thông tin được thu thập từ hồ sơ bệnh án của từng bệnh nhân. Nghiên cứu loại trừ các trường hợp tăng kali máu giả và những bệnh nhân chạy thận nhân tạo. Kết quả: có 136 trường hợp tăng kali máu (tuổi trung bình 65,8 ± 17,6 năm), có 76 trường hợp (55,9%) được xác định là tăng kali máu có liên quan đến thuốc. Sự suy giảm chức năng thận (eGFR < 60mL/phút/1,73m2) được phát hiện trong hầu hết các trường hợp (89,7%). Hầu hết các bệnh nhân có mức độ tăng kali máu mức độ nhẹ (52,2%) trong khi bệnh nhân tăng kali máu mức độ nghiêm trọng và nguy hiểm đến tính mạng xảy ra với tỷ lệ 24,2%. Các thuốc điều trị loét dạ dày - tá tràng, thuốc đối kháng aldosteron và các chất bổ sung kali là nhóm thuốc chủ yếu gây tăng kali máu. 88,2% bệnh nhân được điều trị tình trạng tăng kali máu, chủ yếu là với furosemid và canxi clorid. Kết luận: Kết quả của nghiên cứu này cho thấy sự cần thiết phải theo dõi thường xuyên nồng độ kali máu của bệnh nhân được điều trị bằng các thuốc có nguy cơ gây tăng kali máu.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. DiPiro JT, Talbert RL et al (2017) Pharmacotherapy: A pathophysiologic approach, tenth edition, McGraw-Hill Education: 2321-2332.
2. Gau JT, Heh V et al (2009) Uses of proton pump inhibitors and serum potassium levels. Pharmacoepidemiol Drug Saf 18(9): 865-871.
3. Kuijvenhoven MA, Haak EA et al (2013) Evaluation of the concurrent use of potassium-influencing drugs as risk factors for the development of hyperkalemia. Int J Clin Pharm 35(6): 1099-1104.
4. Noize P, Bagheri H et al (2011) Life-threatening drug-associated hyperkalemia: A retrospective study from laboratory signals. Pharmacoepidemiol Drug Saf 20(7): 747-753.
5. Nyrenda MJ, Tang JI et al (2009) Hyperkalaemia. BMJ 339: 4114.
6. Ramirez E, Rossignoli T et al (2013) Drug-induced life-threatening potassium disturbances detected by a pharmacovigilance program from laboratory signals. Eur J Clin Pharmacol 69(1): 97-110.
7. Tashiro M, Yoshikawa I et al (2003) Acute hyperkalemia associated with intravenous omeprazole therapy. Am J Gastroenterol 98(5): 1209-1210.