Đánh giá đặc điểm cốt hóa đường khớp giữa vòm miệng trên phim cắt lớp chùm tia hình nón ở nhóm bệnh nhân Việt Nam

  • Nguyễn Lê Ngọc Khanh Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội
  • Nguyễn Thị Thúy Nga Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội
  • Lê Thu Hương Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội
  • Trần Hải Hà Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội

Main Article Content

Keywords

Phim cắt lớp chùm tia hình nón, cốt hóa đường giữa vòm miệng

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm hình thái và sự cốt hóa của đường khớp giữa vòm miệng trên phim cắt lớp chùm tia (CBCT) ở nhóm bệnh nhân Việt Nam. Đối tượng và phương pháp: Đối tượng nghiên cứu gồm 120 phim CBCT của bệnh nhân từ 5 đến 65 tuổi đến khám lâm sàng và chụp phim tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội, mức độ cốt hóa của đường khớp giữa vòm miệng được chia thành 5 giai đoạn A, B, C, D, E. Sử dụng thống kê toán học để phân tích số liệu thu thập được. Kết quả: Độ tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 24,90 ± 13,89 ở nam và 24,47 ± 14,34 ở nữ. Nhóm dưới 15 tuổi có đường khớp trưởng thành ở mức độ B là nhiều nhất (45%) và không có trường hợp nào cốt hóa hoàn toàn. Nhóm từ 15 - 30 tuổi có đường khớp trưởng thành mức độ C, D là chính (37,5% và 35%). Nhóm trên 30 tuổi có đường khớp trưởng thành mức độ D, E chiếm ưu thế (30% và 62,5%) và không có trường hợp nào ở giai đoạn A và B. Chiều dài đường khớp trung bình là 44,72 ± 4,11mm, sự khác biệt giữa nam và nữ có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Kết luận: Độ cốt hóa của đường khớp giữa vòm miệng gia tăng theo lứa tuổi. Trên 15 tuổi đến dưới 30 tuổi tỉ lệ đường khớp cốt hóa chiếm 40%, trên 30 tuổi tỉ lệ đường khớp cốt hóa lên đến 92,5%.


Từ khóa: Phim cắt lớp chùm tia hình nón, cốt hóa đường giữa vòm miệng.


 

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Rinku Marthur (2010) Maxillary expansion. International Journal of clinical pediatric dentistry 3(3): 139-146.
2. Farhan B (2013) Three dimensional analysis of effect of rapid maxillary expansion on facial sutures and bones. Angle Orthodontists 83(6): 1074-1082.
3. Daniele C et al (2017) Changes in the midpalatal and pterygopalatine sutures induced by micro-implant-supported skeletal expander, analyzed with a novel 3D method based on CBCT imaging. Prog orthod 18: 34.
4. Angelieri F, Cevidanes H et al (2013) Midpalatal suture maturation: Classification method for individual assessment before rapid maxillary expansion. Am J Orthod Dentofacial Orthop 144(5): 759-769.
5. Jimenez-Valdivia L, Malpartida-Carrillo V, Rodríguez-Cárdenas Y et al (2019) Midpalatal suture maturation stage assessment in adolescents and young adults using cone-beam computed tomography. Prog Orthod 20: 38.
6. Ladewig VM, Capelozza-Filho L, Almeida-Pedrin RR, Guedes FP, Almeida Cardoso M, Castro Ferreira Conti AC (2018) Tomographic evaluation of the maturation stage of the midpalatal suture in postadolescents. Am J Orthod Dentofac Orthop 153(6): 818-824.
7. Cunha ACD, Lee H, Nojima LI, Nojima MDCG, Lee KJ (2017) Miniscrew-assisted rapid palatal expansion for managing arch perimeter in an adult patient. Dental Press J Orthod 22(3): 97-108.
8. Brunetto DP, Sant'Anna EF, Machado AW, Moon W (2017) Non-surgical treatment of transverse deficiency in adults using microimplant-Assisted Rapid Palatal Expansion (MARPE). Dental Press J Orthod 22(1): 110-125.
9. Park JJ, Park YC, Lee KJ, Cha JY, Tak JH, Choi YJ (2017) Skeletal and dentoalveolar changes after miniscrew-assisted rapid palatal expansion in young adults: A cone-beam computed tomography study. Korean J Orthod 47(2): 77-86.