Thông báo trường hợp hội chứng nội soi mức độ nặng sau nội soi cắt tuyến tiền liệt qua đường niệu đạo

  • Tống Xuân Hùng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Minh Lý Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Đinh Thị Thu Trang Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Hoàng Khắc Khải Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Thị Thúy Hường Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Ngô Văn Định Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Hội chứng nội soi, tuyến tiền liệt, phù phổi cấp

Tóm tắt

Hội chứng nội soi là tác dụng không mong muốn trong phẫu thuật nội soi cắt tuyến tiền liệt, tỷ lệ từ 0,78% - 1,4%. Nguyên nhân do hấp thu dịch rửa nội soi nhược trương, không chất điện giải vào lòng mạch gây quá tải tuần hoàn, giảm nồng độ natri máu, giảm áp lực thẩm thấu huyết thanh dẫn đến phù não, hôn mê, phù phổi cấp, trụy tim mạch, có thể gây tử vong. Chúng tôi báo cáo trường hợp lâm sàng hội chứng nội soi mức độ nặng với biểu hiện lâm sàng phù phổi, suy hô hấp cấp; xét nghiệm nồng độ Na+ máu 112,6mmol/l, áp lực thẩm thấu huyết thanh 234mOsmol/kg, pH: 7,23, pO2: 45mmHg, pCO2: 44mmHg. Xử trí: Thở CPAP-PSV Pro qua mặt nạ mặt với PEEP +5cmH2O, hỗ trợ áp lực 8cmH2O, FiO2 70% - 100%; tiêm tĩnh mạch 20mg furosemid, truyền 150ml NaCl 3%; 100ml natribicarbonat 8,4%. Bệnh nhân phục hồi tốt. Kết luận: Hội chứng nội soi mức độ nặng là tác dụng không mong muốn của phẫu thuật nội soi cắt tuyến tiền liệt có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân nên cần được theo dõi, phát hiện và xử trí kịp thời, phù hợp.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Gravenstein D (1997) Transurethral resection of the prostate (TURP) syndrome: A review of the pathophysiology and management. Anesth. Analg 84: 438-446.
2. Gupta K, Rastogi B, Jain M et al (2010) Electrolyte changes: An indirect method to assess irrigation fluid absorption complications during transurethral resection of prostate: A prospective study. Saudi J. Anaesth 4(3): 142-146.
3. Hahn RG (2006) Fluid absorption in endoscopic surgery. Br. J. Anaesth 96: 8-20.
4. Hawary A, Karim Mukhtar, Andrew Sinclair et al (2009) Transurethral resection of the prostate syndrome: Almost gone but not forgotten. Journal of endourology 23(12): 2013-2020.
5. O,Donnell AM, Irwin TH Foo (2009) Anaesthesia for transurethral resection of the prostate. Continuing Education in Anaesthesia Critical Care and Pain 9(3): 92-96.
6. Olson J, Peters S (2011) Pulmonary edema and cardiac arrest complicating transurethral resection of the prostate and TURP syndrome. Chest 140(4): 140-152.
7. Salma AG, Khalid AG and Ahmed NG (2017) Volumetric overload shocks in the patho-aetiology of the Transurethral Resection of the Prostate (Turp) Syndrome and acute dilution hyponatraemia: The clinical evidence based on prospective clinical study of 100 consecutive Turp. Biomed Res Clin Prac 2(3): 1-7.
8. Vinay Kumar, Kumar Vieet, Adiveeth Deb (2019) TUR syndrome - A report. Urology Case Rorts 26(2019): 1-2.