Can thiệp tối thiểu điều trị rò mật sau mổ cắt gan tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

  • Vũ Văn Quang Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Lê Văn Thành Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Lê Minh Kha Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Rò mật sau phẫu thuật cắt gan, dẫn lưu mật, can thiệp tối thiểu điều trị rò mật

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của can thiệp tối thiểu mà không cần phẫu thuật đối với các trường hợp rò mật sau mổ cắt gan điều trị ung thư biểu mô tế bào gan. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu những bệnh nhân bị rò mật sau mổ cắt gan đã được điều trị bằng can thiệp tối thiểu từ tháng 1 năm 2015 đến tháng 5 năm 2020, tại Bệnh viện TWQĐ 108. Kết qu: Có 21 trường hợp rò mật sau phẫu thuật cắt gan, 6 trường hợp cắt gan trung tâm, 5 trường hợp cắt gan phân thuỳ trước, 5 trường hợp cắt gan phải, 03 trường hợp cắt gan phân thuỳ sau, 2 trường hơp cắt gan trái. Dẫn lưu ổ rò mật qua da đơn thuần cho 18 trường hợp, 03 trường hợp dẫn lưu ổ rò mật kết hợp với đặt stent đường mật nội soi mật tuỵ ngược dòng. Các dẫn lưu đã được loại bỏ sau khi giải quyết hoàn toàn ổ rò mật trong 21 trường hợp (100%). Không có trường hợp cần mổ lại để điều trị rò mật sau mổ cắt gan. Thời gian dẫn lưu trung bình là 38,6 ± 19,9 ngày (14 - 87 ngày). Kết luận: Điều trị rò mật sau phẫu thuật cắt gan bằng can thiệp tối thiểu là phương pháp an toàn và hiệu quả.


Từ khoá: Rò mật sau phẫu thuật cắt gan, dẫn lưu mật, can thiệp tối thiểu điều trị rò mật.


 

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Sakamoto K, Tamesa T, Yukio T, Tokuhisa Y, Maeda Y, Oka M (2016) Risk factors and managements of bile leakage after hepatectomy. World J Surg 40: 182-189.
2. Kimura T, Kawai T, Ohuchi Y et al (2018) Non-surgical management of bile leakage after hepatectomy: A single-center study. Yonago Acta Meida 61: 213-219.
3. Yamashita Y, Hamatsu T, Rikimaru T, Tanaka S, Shirabe K, Shimada M et al (2001) Bile leakage after hepatic resection. Ann Surg 233: 45-50.
4. Guillaud A, Pery C, Campillo B, Lourdais A, Sulpice L, Boudjema K (2013) Incidence and predictive factors of clinically relevant bile leakage in the modern era of liver resections. HPB 15: 224-229. 

5. Nagano Y, Togo S, Tanaka K, Masui H, Endo I, Sekido H et al (2003) Risk factors and management of bile leakage after hepatic resection. World J Surg 27: 695-698.
6. De Robertis R, Contro A, Zamboni G, Mansueto G (2014) Totally percutaneous rendezvous techniques for the treatment of bile strictures and leakages. J Vasc Interv Radiol 25: 650-654.
7. Uller W, Müller-Wille R, Loss M, Hammer S, Schleder S, Goessmann H et al (2013) Percutaneous management of postoperative bile leaks with an ethylene vinyl alcohol copolymer (Onyx). Rofo 185: 1182-1187.