Đánh giá hiệu quả điều trị nha chu không phẫu thuật có/không có hỗ trọ laser diode lên kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2: Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng có đối chứng

  • Nguyễn Văn Minh Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế
  • Tạ Anh Tuấn Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Hoàng Tử Hùng Trường Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh

Main Article Content

Keywords

Đái tháo đường týp 2, bệnh nha chu, HbA1c, cạo cao-làm láng mặt gốc răng (SRP), laser diode 810nm

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả điều trị nha chu không phẫu thuật có/ không có hỗ trợ laser diode 810nm lên kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2. Đối tượng và phương pháp: 60 bệnh nhân đái tháo đường có viêm nha chu mạn tính được chọn ngẫu nhiên. Nhóm can thiệp (n = 30), được cạo cao-làm láng mặt gốc răng và chiếu hỗ trợ laser diode 810nm (SRP + DL). Nhóm chứng (n = 30), cạo cao-làm láng mặt gốc răng đơn thuần (SRP). Các chỉ số lâm sàng gồm: Chỉ số nướu (GI), chỉ số mảng bám răng (PI), độ sâu túi nha chu (PD), mất bám dính lâm sàng (CAL) và kết quả HbA1c được ghi nhận ở các thời điểm trước can thiệp và sau 3 tháng. Kết quả: Có sự cải thiện về lâm sàng, đường huyết ở cả hai nhóm sau 3 tháng điều trị. Các chỉ số lâm sàng nha chu (PI, GI, PD, CAL) giảm có ý nghĩa thống kê sau 3 tháng (p<0,001) ở cả hai nhóm. Chỉ số đường huyết ở nhóm SRP + DL giảm có ý nghĩa thống kê (p=0,04) sau 3 tháng điều trị nha chu và giảm có ý nghĩa thống kê (p=0,03) so với nhóm SRP đơn thuần. Kết luận: Điều trị nha chu có hỗ trợ laser diode giúp kiểm soát đường huyết (HbA1c) tốt hơn có ý nghĩa so với nhóm điều trị nha chu đơn thuần.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Vũ Thị Thúy Hồng (2012) Hiệu quả của điều trị viêm nha chu đối với kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2. Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.
2. American Academy of Periodontology (2015) American academy of periodontology task force report on the Update to the 1999 classification of periodontal diseases and condition. Periodontal journal 86(7): 835-838.
3. American Diabetes Association (2019) Classification and diagnosis of diabetes. Diabetes Care 42(1): 13-28.
4. Chandra S, Shashikumar P (2019) Diode laser- A novel therapeutic approach in the treatment of chronic periodontitis in type 2 diabetes mellitus patients: A prospective randomized controlled clinical trial. J Laser Med Sci 10(1): 56-63.
5. Cobb CM, Low SB, Coluzzi DJ (2010) Lasers and the treatment of chronic periodontitis. Dent Clin North Am 54(1): 35-53.
6. Eltas DS, Gursel M, Eltas A et al (2019) Evaluation of long-term effects of diode laser application treatment of poorly controlled type 2 patients with chronic periodontitis. Int J Dent Hygiene 17: 292-299.
7. Emrah Kocak, Mehmet Saglam et al (2016) Nonsurgical periodontal therapy with/without diode laser modulates metabolic control of type 2 diabetics with periodontitis: Randomized clinical trial. Laser Med Sci 31(2): 343-353.
8. Grossi, Sara, Genco (1998) Periodontal disease and diabetes mellitus: A two-ưay relationship. Annals of periodontology 3(1): 51-61.
9. Moeintaghavi A, Arab HR, Bozorgnia Y, Kianoush K, Alizadeh M (2012) Non-surgical periodontal therapy affects metabolic control in diabetics: a randomized controlled clinical trial. Australian Dental Journal 57(1): 31-37.