Mối liên quan giữa hoại tử xương vô khuẩn ở đầu gần xương đùi được xác định bằng cộng hưởng từ và mô học

  • Mai Đắc Việt Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Trịnh Tuấn Dũng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Lưu Hồng Hải Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Quốc Dũng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi, cộng hưởng từ, mô bệnh học

Tóm tắt

Mục tiêu: Tìm mối tương quan những thay đổi tín hiệu trên cộng hưởng từ với mô bệnh học các mẫu xương xốp ở bốn vùng của đầu gần xương đùi ở bệnh nhân hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi (HTVKCXĐ) được phẫu thuật thay khớp háng toàn phần. Đối tượng và phương pháp: 90 bệnh nhân được phẫu thuật thay khớp háng toàn phần 1 bên để điều trị HTVKCXĐ. Chụp cộng hưởng từ (CHT) 3.0 Tesla khớp háng. Các mảnh xương xốp tại các vùng chỏm và đầu gần xương đùi được lấy trong quá trình phẫu thuật, bác sỹ giải phẫu bệnh đọc kết quả độc lập. Kết quả: Tổn thương hoại tử xương đầu gần xương đùi với kết quả mô học độ 2 hoặc 3 theo phân loại của Humphreys và cộng sự thì cộng hưởng từ có độ nhạy là 95% và độ đặc hiệu là 91,2%. Phần lớn bệnh nhân HTVKCXĐ liên quan đến sử dụng corticoid kéo dài có tổn thương hoại tử xương rộng ra ngoài chỏm xương đùi. Kết luận: Nghiên cứu này cho thấy những thay đổi tín hiệu phù hợp với hoại tử xương trên CHT ở vùng đầu gần xương đùi có thể hiện diện tổn thương hoại tử xương trên mô bệnh học. Vùng đầu gần xương đùi là vùng cần thiết cho sự cố định của chuôi khớp háng nhân tạo. Xác định tổn thương hoại tử xương ở vùng đầu gần xương đùi trước phẫu thuật có thể là quan trọng khi xem xét sử dụng chuôi khớp ngắn hoặc dài cho bệnh nhân HTVKCXĐ và theo dõi sau phẫu thuật.


Từ khóa: Hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi, cộng hưởng từ, mô bệnh học.


 

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Bluemke DA, Zerhouni EA (1996) MRI of avascular necrosis of bone. Top Magn Reson Imaging 4: 231-246.
2. Calder JD, Hine AL, Pearse MF, Revell PA (2008) The relationship between osteonecrosis of the proximal femur identified by MRI and lesions proven by histological examination. J Bone Joint Surg Br 90(2): 154-158.
3. Calder JD, Pearse MF, Revell PA (2001) The extent of osteocyte death in the proximal femur of patients with osteonecrosis of the femoral head. J Bone Joint Surg Br 83: 419-422.
4. Circulation. International Symposium on Bone (1973) Diagnostic histologique précoce de l’ostéonécrose aseptique de la tête fémorale par le forage biopsie. In: Arlet J, Ficat P, editors. La circulation osseuse: Ba ses anatomo-physiologiques et methods d’exploration clinique. Toulouse, France. INSERM.
5. Clarke HJ, Jinnah RH, Brooker AF, Michaelson JD (1989) Total replacement of the hip for avascular necrosis in sickle cell disease. J Bone Joint Surg Br 71: 465-470.
6. Genez BM, Wilson MR, Houk RW et al (1988) Early osteonecrosis of the femoral head: Detection in high-risk patients with MR imaging. Radiology 168: 521-524.
7. Gruen TA, McNeice GM, Amstutz HC (1979) Modes of failure” of cemented stem-type femoral components: a radiographic analysis of loosening. Clin Orthop Relat Res 41: 17-27.
8. Mankin HJ (1992) Non-traumatic necrosis of bone (osteonecrosis). N Engl J Med 326: 1473-1479.
9. Humphreys S, Spencer JD, Tighe JR, Cumming RR (1989) The femoral head in os-teonecrosis. A quantitative study of osteocyte population. J Bone Joint Surg Br 71: 205-208.
10. Kim YH, Kim JS (2004) Histologic analysis of acetabular and proximal femoral bone in patients with osteonecrosis of the femoral head. J Bone Joint Surg Am 86(11): 2471-2474.
11. Ling RS (1986) Observations on the fixation of implants to the body skeleton. Clin Orthop Relat Res 210: 80-96.
12. Saito S Saito M, Nishina T, Ohzono K, Ono K (1989) Long-term results of total hip arthroplasty for osteonecrosis of the femoral head. A comparison with osteoarthritis. Clin Orthop Relat Res 244: 198-207.