Kỹ thuật nạo vét hạch tiêu chuẩn điều trị ung thư đầu tuỵ: Kết quả gần

  • Phạm Hoàng Hà Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
  • Đỗ Tuấn Anh Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
  • Nguyễn Thị Lan Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức

Main Article Content

Keywords

Ung thư đầu tụy, cắt khối tá tràng đầu tụy, nạo vét hạch tiêu chuẩn, tỷ lệ hạch dương tính

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả tính chất di căn hạch và đánh giá kết quả gần của kĩ thuật cắt khối tá tràng đầu tụy và nạo vét hạch tiêu chuẩn điều trị ung thư đầu tụy. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu được tiến hành theo dạng mô tả hồi cứu, chọn mẫu thuận tiện trên 38 bệnh nhân ung thư đầu tụy được mổ cắt khối tá tụy, nạo vét hạch tiêu chuẩn tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức từ tháng 4/2014 đến tháng 12/2018. Kết quả: 71,1% bệnh nhân có di căn hạch (N1). Nhóm 13, 17 là nhóm có tỷ lệ nạo vét được hạch và tỷ lệ có hạch dương tính cao nhất. Thời gian mổ trung bình là 317 phút, ghi nhận gần 20% trường hợp rò tụy ở các mức độ khác nhau, 3 bệnh nhân chảy máu trong ổ bụng và 3 bệnh nhân chậm lưu thông dạ dày và nhiễm khuẩn sau mổ. Thời gian nằm viện trung bình là 13,9 ngày. Khoảng 90% bệnh nhân ra viện ổn định không có biến chứng hoặc có biến chứng chỉ cần điều trị nội khoa, không có trường hợp tử vong trong vòng 30 ngày sau mổ. Kết luận: Cắt khối tá tụy kèm nạo vét hạch tiêu chuẩn là phương pháp an toàn, có tính triệt căn cao.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Phạm Thị Hoàng Anh, Nguyễn Mạnh Quốc, Nguyễn Bố Đức, Nguyễn Chấn Hưng (2001) Tình hình bệnh ung thư ở Việt Nam năm 2000. Tạp chí Thông tin Y Dược, tr. 19-26.
2. Alexakis N, Sutton R, Neoptolemos JP (2004) Surgical treatment of pancreatic fistula. Digestive surgery 21(4): 262-274.
3. Bray F, Ferlay J, Soerjomataram I, Siegel RL, Torre LA, Jemal A (2018) Global cancer statistics 2018: GLOBOCAN estimates of incidence and mortality worldwide for 36 cancers in 185 countries. CA Cancer J Clin.
4. Farnell MB, Pearson RK, Sarr MG et al (2005) A prospective randomized trial comparing standard pancreatoduodenectomy with pancreatoduodenectomy with extended lymphadenectomy in resectable pancreatic head adenocarcinoma. Surgery 138(4): 618-628.
5. Gouma DJ, et al MGTe (2014) Definition of a standard lymphadenectomy in surgery for pancreatic ductal adenocarcinoma: A consensus statement by the International Study Group on Pancreatic Surgery (ISGPS). Surgery 156(3): 591-600.
6. Kawarada Y, Isaji S (2000) Modified standard (D1 + alpha) pancreaticoduodenectomy for pancreatic cancer. Journal of gastrointestinal surgery: Official journal of the Society for Surgery of the Alimentary Tract 4(3): 227-228.
7. Nimura Y, Nagino M, Takao S et al (2012) Standard versus extended lymphadenectomy in radical pancreatoduodenectomy for ductal adenocarcinoma of the head of the pancreas: Long-term results of a Japanese multicenter randomized controlled trial. Journal of hepato-biliary-pancreatic sciences 19(3): 230-241.
8. Pavlidis TE, Pavlidis ET, Sakantamis AK (2011) Current opinion on lymphadenectomy in pancreatic cancer surgery. Hepatobiliary Pancreat Dis Int 10(1): 21-25.
9. Sergeant G, Melloul E, Lesurtel M, Deoliveira ML (2013) Extended lymphadenectomy in patients with pancreatic cancer is debatable. World J Surg 37(8): 1782-1788.
10. Yokoyama Y, Nimura Y, Nagino M (2009) Advances in the treatment of pancreatic cancer: Limitations of surgery and evaluation of new therapeutic strategies. Surgery today 39(6): 466-475.
11. Dindo D, Demartines N, Clavien PA (2004) Classification of surgical complications: A new proposal with evaluation in a cohort of 6336 patients and results of a survey. Annals of Surgery 240(2): 205-213.