Kết quả phẫu thuật nội soi điều trị sỏi đường mật chính có sử dụng nội soi đường mật và ống nối mật - da

  • Lê Văn Lợi Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Triệu Triều Dương Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Lê Nguyên Khôi Bệnh viện Trưng Vương

Main Article Content

Keywords

Sỏi đường mật trong gan, sỏi ống mật chủ, phẫu thuật nội soi mở ống mật chủ

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả phẫu thuât nôi soi điều trị sỏi đường mật chính có sử dụng nội soi đường mật và ống nối mật - da. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, không đối chứng 84 bệnh nhân sỏi đường mật chính được phẫu thuật nội soi mở ống mật chủ lấy sỏi có sử dụng nội soi đường mật và ống nối mật - da. Kết quả: 41,8% bệnh nhân có tiền sử phẫu thuật vùng bụng, trong đó 33,4% mở ống mật chủ lấy sỏi. Tỷ lệ phẫu thuật thành công 100%. Tỷ lệ sạch sỏi sau mổ là 54,8%. Tai biến 2,4%. Thời gian mổ trung bình là 121,85 ± 30,47 phút, thời gian lấy sỏi trung bình là 52,5 ± 22,84 phút. Biến chứng sớm sau mổ 9,6%. Thời gian nằm viện sau mổ là 9,48 ± 3,6 (ngày). Kết luận: Phẫu thuật nội soi điều trị sỏi đường mật chính có sử dụng nội soi đường mật và ống nối mật - da là phương pháp an toàn và hiệu quả.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Đặng Tâm (2004) Xác định vai trò của phương pháp tán sỏi mật qua da bằng điện thủy lực. Luận án Tiến sỹ y học, Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.
2. Nguyễn Hoàng Bắc (2007) Chỉ định của phẫu thuật nội soi trong điều trị sỏi đường mật chính. Luận án Tiến sĩ y học, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.
3. Nguyễn Khắc Đức (2010) Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi để điều trị sỏi đường mật ngoài gan. Luận án Tiến sỹ y học, Đại học Y Hà Nội.
4. Võ Đại Dũng (2015) Kết quả sớm của phẫu thuật nội soi điều trị sỏi đường mật trong gan có nội soi đường mật trong mổ. Luận án Thạc sĩ y học, Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.
5. Trần Mạnh Hùng (2012) Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi mở ống mật chủ lấy sỏi không dẫn lưu đường mật. Luận án Tiến sỹ y học, Học viện Quân y.
6. Sử Quốc Khởi (2020) Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi mở ống mật chủ lấy sỏi điều trị sỏi đường mật chính tại Bệnh viện Đa khoa Kiên Giang. Luận án Tiến sĩ y học - Học viện Quân y.
7. Zhu J, Sun G, Hong L et al (2018) Laparoscopic common bile duct exploration in patients with previous upper abdominal surgery. Surgical endoscopy: 1-7.
8. Liu D, Cao F, Liu J et al (2017) Risk factors for bile leakage after primary close following laparoscopic common bile duct exploration: A retrospective cohort study. BMC surgery 17(1): 1-8.
9. Zhang GW, Lin JH, Qian JP et al (2014) Analyzing risk factors for early postoperative bile leakage base on clavien classification in bile duck stones. Internationationnal Juornal of Surgery 12(8): 757-761.
10. Zheng C et al (2010) Laparoscopic common bile duct exploration: A safe and definitive treatment for elderly patient. Surg Endosc. 31(6): 2541-2547.