Một số yếu tố ảnh hưởng đến thời gian cấp cứu trước viện của bệnh nhân đột quỵ não cấp

  • Lưu Quang Minh Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Đức Ninh Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Quốc Tuấn Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Trần Phương Thảo Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Thị Hải Yến Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Khoảng cách, thời gian vận chuyển, hiểu biết cộng đồng, đột quỵ, yếu tố nguy cơ, sơ cứu, thời gian cấp cứu

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến thời gian cấp cứu trước viện của bệnh nhân đột quỵ não (ĐQN) cấp. Đối tượng và phương pháp: 75 bệnh nhân đột quỵ não được tiếp nhận cấp cứu tại Khoa Cấp cứu (C1-3), Bệnh viện TWQĐ 108 từ tháng 10/2016 đến tháng 10/2017. Đánh giá hiểu biết của thân nhân bệnh nhân về các yếu tố nguy cơ, triệu chứng, cách sơ cứu và tìm hiểu mối liên quan giữa khoảng cách địa lý, thời gian vận chuyển và nhận thức thân nhân với thời gian cấp cứu. Kết quả: Tuổi trung bình của thân nhân bệnh nhân đột quỵ não là: 61,82 ± 13,27 năm với 60% là nam giới. Bệnh nhân đột quỵ được đưa đến viện sớm hơn (≤ 6 giờ) khi quãng đường và thời gian vận chuyển ngắn hơn (p<0,01). Thời gian cấp cứu bệnh nhân đột quỵ được rút ngắn khi thân nhân sống ở thành thị và có trình độ văn hóa cao hơn (p<0,05). Bệnh nhân có thân nhân biết được yếu tố nguy cơ và nắm được dấu hiệu FAST của đột quỵ não có thời gian cấp cứu ngắn hơn có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Với bệnh nhân được người nhà xử trí sơ cứu đúng cách, tỷ lệ đến viện trong vòng 6 giờ là 69,6%, cao hơn có ý nghĩa thống kê so với bệnh nhân không được sơ cứu đúng cách (30,4%). Kết luận: Thời gian cấp cứu được cải thiện khi quãng đường và thời gian vận chuyển­­ đến bệnh viện được rút ngắn, thân nhân bệnh nhân đột quỵ có trình độ văn hóa cao, sống ở khu vực thành thị, có hiểu biết về yếu tố nguy cơ, dấu hiệu khởi phát và sơ cứu đúng cách bệnh nhân đột quỵ não.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Derex L, Adeleine P, Nighoghossian N et al (2002) Factors influencing early admission in a French stroke unit. Stroke 33(1): 153-159.
2. Faiz KW, Sundseth A, Thommessen B et al (2018) Patient knowledge on stroke risk factors, symptoms and treatment options. Vasc Health Risk Manag 14: 37-40.
3. Hickey A, O'Hanlon A, McGee H et al (2009) Stroke awareness in the general population: Nowledge of stroke risk factors and warning signs in older adults. BMC Geriatr 9: 35.
4. Kim YS, Park SS, Bae HJ et al (2011) Stroke awareness decreases prehospital delay after acute ischemic stroke in Korea. BMC Neurol 11:2.
5. Kimura K, Iguchi Y, Shibazaki K et al (2010) Early stroke treatment with IV t-PA associated with early recanalization. Neurol Sci 295(1-2): 53-57.
6. Paul CL, Ryan A, Rose S et al (2016) How can we improve stroke thrombolysis rates? A review of health system factors and approaches associated with thrombolysis administration rates in acute stroke care. Implement Sci 11: 51.
7. Saver JL, Jahan R, Levy EI et al (2012) Solitaire flow restoration device versus the Merci Retriever in patients with acute ischaemic stroke (SWIFT): A randomised, parallel-group, non-inferiority trial. Lancet 380(9849): 1241-1249.
8. Saver JL (2006) Time is brain--quantified. Stroke 37(1): 263-266.