Điều trị can thiệp nội mạch ở bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não cấp trong cửa sổ 6 giờ đầu và cửa sổ 6-24 giờ bằng quy trình hình ảnh học đơn giản

  • Nguyễn Thị Bích Hường Bệnh viện Nhân Dân 115
  • Nguyễn Quốc Trung Bệnh viện Nhân Dân 115
  • Phạm Nguyên Bình Bệnh viện Nhân Dân 115
  • Nguyễn Vĩnh Thành Bệnh viện Nhân Dân 115
  • Nguyễn Vĩnh Khang Bệnh viện Nhân Dân 115
  • Nguyễn Huy Thắng Bệnh viện Nhân Dân 115

Main Article Content

Keywords

Thiếu máu não cấp, cửa sổ muộn, hình ảnh học đơn giản, can thiệp nội mạch, dụng cụ cơ học

Tóm tắt

Mục tiêu: So sánh các kết cục ở những bệnh nhân được điều trị can thiệp nội mạch trong cửa sổ 6 giờ và 6 - 24 giờ, được lựa chọn bằng quy trình hình ảnh học đơn giản. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu quan sát tiến cứu, chọn liên tiếp những bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não cấp tuần hoàn trước điều trị can thiệp nội mạch trong vòng 6 giờ hoặc 6 - 24 giờ từ tháng 9/2017 đến 7/2019. Kết quả: Trong 184 bệnh nhân, 107 (58,2%) được điều trị cấp trong cửa sổ sớm. Những đặc điểm nền là tương tự giữa hai nhóm, ngoại trừ thời gian khởi phát-chọc động mạch đùi dài hơn (300 và 705 phút, p<0,0001), NIHSS cao hơn (13 và 16, p<0,0001), ASPECTS thấp hơn (9 và 8, p<0,0001) trong nhóm cửa sổ muộn. Không có sự khác biệt có ý nghĩa trong tỷ lệ tái thông thành công và nhồi máu não chuyển dạng xuất huyết loại 2 (81,3% và 83,1%, p=0,75, 4/107 và 4/77, p=0,63, tương ứng). Tỷ lệ độc lập chức năng (mRS: 0 - 2) và tử vong tại thời điểm 90 ngày không có sự khác biệt có ý nghĩa (65,4% vs 57,1%, p=0,25, 10,3% vs 6,5%, p=0,43; tương ứng). Kết luận: Nghiên cứu này đề nghị rằng điều trị can thiệp nội mạch có thể an toàn và khả thi ở những bệnh nhân trong cửa sổ 6 - 24 giờ được lựa chọn bằng bất tương xứng lâm sàng-lõi nhồi máu và dòng chảy tuần hoàn bàng hệ.


 

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Goyal M, Menon BK, van Zwam WH, Dippel DW, Mitchell PJ, Demchuk AM et al (2016) Endovascular thrombectomy after large-vessel ischaemic stroke: A metaanalysis of individual patient data from five randomised trials. Lancet 387: 1723-1731.
2. Santos T et al (2018) NCCT and CTA-based imaging protocol for endovascular treatment selection in late presenting or wake-up strokes. J NeuroIntervent Surg 0: 1-5.
3. Barber PA, Hill MD, Eliasziw M et al (2005) Imaging of the brain in acute ischaemic stroke: Comparison of computed tomography and magnetic resonance diffusion-weighted imaging. J Neurol Neurosurg Psychiatry 76: 1528-1533.
4. Demeestere J et al (2017) Evaluation of hyperacute infarct volume using ASPECTS and brain CT perfusion core volume. Neurology 88: 2248-2253.
5. Olvert A, Berkhemer et al (2016) collateral status on baseline computed tomographic angiography and intra-arterial treatment effect in patients with proximal anterior circulation stroke. Stroke 47: 768-776.
6. Goyal M, Demchuk AM, Menon BK, Eesa M, Rempel JL, Thornton J et al (2015) Randomized assessment of rapid endovascular treatment of ischemic stroke. N Engl J Med 372: 1019-1030.
7. Nogueira RG, Jadhav AP, Haussen DC et al (2018) Thrombectomy 6 to 24 hours after stroke with a mismatch between deficit and infarct. N Engl J Med 378: 11-21.
8. Albers GW, Marks MP, Kemp S et al (2018) Thrombectomy for stroke at 6 to 16 hours with selection by perfusion imaging. N Engl J Med 378: 708-718.
9. Sarraj A, Hassan Ae, Grotta J et al (2020) Optimizing patient selection for endovascular treatment in acute ischemic stroke (SeLeCT): A prospective, multicenter cohort study of imaging selection. Ann Neurol 87: 419-433.
10. Saver JL, Goyal M, Bonafe A et al (2015) Stent-retriever thrombectomy after intravenous t-PA vs. t-PA alone in stroke. N Engl J Med 372(24): 2285-2295.