Đặc điểm tổn thương thủng thực quản gây áp xe trung thất được điều trị tại Bệnh viện Việt Đức
Main Article Content
Keywords
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả những đặc điểm tổn thương thủng thực quản gây áp xe trung thất và thái độ xử trí với các thương tổn được điều trị tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu các trường hợp chẩn đoán áp xe trung thất do thủng thực quản được điều trị tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức từ tháng 1/2016 đến tháng 6/2018, bao gồm các trường hợp tử vong và nặng xin về. Chẩn đoán theo tiêu chuẩn của Estrera (1983), phân loại theo Endo (1999). Kết quả: Tổng số có 33 trường hợp, tuổi trung bình: 51,48 ± 16,30 tuổi, thấp nhất: 14 tuổi, cao nhất: 88 tuổi, nam giới chiếm 78,8%. Vị trí thương tổn thực quản: 1/3 trên (57,6%), 1/3 giữa (27,3%), 1/3 dưới chỉ chiếm 15,1%. Nguyên nhân gây thủng do dị vật chiếm 72,7%, do bệnh lý chỉ chiếm 21,2%. Type I và IIA chiếm 25/33 (75,8%). Xử lý cấp cứu thủng thực quản gồm: Mở thông dạ dày: 30 trường hợp, kết hợp khâu thực quản: 3 trường hợp (9,1%), kết hợp đặt stent graft: 2 trường hợp (6,1%), mở thông hỗng tràng nuôi ăn: 3 trường hợp. Không có ca nào biến chứng rò thực quản, 2 ca đặt stent kết quả tốt. Kết quả điều trị: 2 trường hợp nặng xin về và tử vong, chiếm 6,1%. Kết luận: Kinh nghiệm xử lý 33 trường hợp áp xe trung thất nguyên nhân do thủng thực quản cho thấy hầu hết thủng thực quản 1/3 trên và giữa, cần mở thông dạ dày, 1/3 dưới cần mở thông hỗng tràng nuôi ăn, đặt stent khi có tổn thương mạch máu. Việc thực hiện can thiệp sửa chữa thực quản qua can thiệp xâm lấn khi nhiễm khuẩn nặng sẽ không cần thiết.
Article Details
Các tài liệu tham khảo
2. Nguyen Duc Chinh, Tran Tuan Anh, Pham Vu Hung, Pham Gia Anh, Philipp Omar Hannah, Tran Dinh Tho (2017) Experience on disgnosis of descending necrotizing mediastinitis at Viet Duc Hospital. The THAI Journal of SURGERY 38: 22-26.
3. Son HS, Cho JH, Park SM, Sun K, Kim KT, Lee SH (2006) Management of descending necrotizing mediastinitis using minimally invasive video-assisted thoracoscopic surgery. Surgical laparoscopy, endoscopy & percutaneous techniques 16(6): 379-382.
4. Landen S, El Nakadi I (2002) Minimally invasive approach to Boerhaave’s syndrome: A pilot study of three cases. Surgical endoscopy 16(9): 1354-1357.
5. Nakamura Y, Matsumura A, Katsura H et al (2009) Successful video-thoracoscopic drainage for descending necrotizing mediastinitis. Gen Thorac Cardiovasc Surg 57(2): 111-115.
6. Pearse HE (1938) Descending necrotizing mediastinitis. Ann Surg 108(4): 588-611.
7. Estrera AS, Landay MJ, Grisham JM, Sinn DP and Platt MR (1983) Descending necrotizing mediastinitis. Surg Gynecol Obstet 157: 545-552.
8. Endo S, Murayama F, Hasegawa T, Yamamoto S, Yamagychi T, Sohara Y et al (1999) Guideline of surgical management based on diffusion of descending necrotizing mediastinitis. Jpn J Thorac Cardiovasc Surg 47: 14-19.
9. Kroepil F, Schauer M, Raffel AM, Kröpil P, Eisenberger CF, Knoefel WT (2013) Treatment of early and delayed esophageal perforation. Indian J Surg 75(6): 469-472.
DOI 10.1007/s12262-012-0539-z.
10 Reinocl J Jones and Paul C Samson (1975) Esophageal injury. Collective review. The Annals of Thoracic Surgery 19(2): 216-230.
11. Jiajia Liu, Xiaoli Zhang, Dinghua Xie, Anquan Peng, Xinming Yang, Fenglei Yu, Deliang Liu (2011) Acute mediastinitis associated with foreign body erosion from the hypopharynx and esophagus. Otolaryngology, head and neck surgery 146(1): 58-62.
12. Chang S , Cheng BC , Huang J , Mao ZF , Wang TS , Xia J (2006) Classification and surgical treatment of intrathoracic esophageal injury caused by foreign body 44(6): 409-411.