Nghiên cứu tình hình nhiễm nấm da-niêm mạc ở người tại Bệnh viện Phong - Da liễu Trung ương Quy Hòa từ năm 2015 đến năm 2018

  • Huỳnh Quốc Tuấn Bệnh viện Phong - Da liễu Trung ương Quy Hòa
  • Vũ Tuấn Anh Bệnh viện Phong - Da liễu Trung ương Quy Hòa
  • Hoàng Thị Thúy Hương Bệnh viện Phong - Da liễu Trung ương Quy Hòa
  • Võ Quốc Khánh Bệnh viện Phong - Da liễu Trung ương Quy Hòa
  • Nguyễn Hữu Sáu Bệnh viện Da liễu Trung ương
  • Trần Vũ Phong Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương

Main Article Content

Keywords

Nhiễm nấm da, nấm niêm mạc, nhiễm trùng nấm, yếu tố liên quan, tỷ lệ nhiễm nấm

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát tình hình, đặc điểm nhiễm nấm da và niêm mạc ở người đến khám da liễu tại Bệnh viện Phong - Da liễu Trung ương Quy Hòa giai đoạn từ tháng 1/2015 đến 2018. Đối tượng và phương pháp: Tất cả các bệnh nhân được chẩn đoán là nhiễm nấm da và niêm mạc tại Bệnh viện Phong - Da liễu Trung ương Quy Hòa, dựa vào lâm sàng và xét nghiệm nấm bằng kỹ thuật soi trực tiếp dương tính, trong 3 năm, từ đó xác định tỷ lệ bệnh nấm da và niêm mạc so với tổng số bệnh nhân mắc bệnh da liễu và một số yếu tố liên quan về tuổi, giới, nghề nghiệp... Kết quả: Số lượng bệnh nhân nhiễm nấm da và niêm mạc đến khám tại Bệnh viện Phong - Da liễu Trung ương Quy Hòa tăng theo năm, chiếm 7,24% số bệnh nhân mắc bệnh da. Số bệnh nhân nam nhiều hơn nữ. Nhóm tuổi mắc cao nhất từ tuổi 20 - ≤ 29 (32,90%). Nông dân mắc tỷ lệ cao nhất chiếm 47,56%. Vị trí ở thân là cao nhất (77,55%), tiếp đến mông/ bẹn: 16,86%, đầu/ mặt: 2,46% và thấp nhất là miệng/ họng: 0,67% và sinh dục: 1,67%. Số lượng bệnh nhân tăng vào tháng 6, 7 (mùa khô) và giảm vào những tháng mùa mưa. Kết luận: Tỷ lệ nhiễm nấm ở Bệnh viện Phong - Da liễu Trung ương Quy Hòa tăng cao theo từng năm, cao nhất ở nhóm tuổi 20 - 29 với 32,90%.


 

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Tôn Nữ Phương Anh (2012) Nghiên cứu tình hình bệnh nấm ở da của các bệnh nhân đến xét nghiệm tại Khoa Kí sinh trùng, Bệnh viện Trường Đại học Y dược Huế. Tạp chí phòng chống bệnh sốt rét và các bệnh ký sinh trùng. 4, tr. 59-64.
2. Nguyễn Hoàng Ân (2015) Nghiên cứu đặc điểm và xác định một số loài nấm sợi gây bệnh nấm da ở bệnh nhân đến khám và điều trị tại Bệnh viện Phong - Da liễu Trung ương Quy Hòa 2013- 2015. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, tr. 45-46.
3. Trần Trọng Dương (2015) Xác định chẩn đoán vi nấm gây bệnh bằng phương pháp soi trực tiếp tại Bệnh viện 19-8, Bộ Công an. Y học thực hành, 4/957, tr. 17-19.
4. Trần Xuân Mai (2010) Ký sinh trùng y học. Giáo trình đại học, Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh, tr. 423-440.
5. Nguyễn Hữu Sáu (2010) Nghiên cứu tình hình đặc điểm bệnh nấm nông và kết quả xét nghiệm soi nấm trực tiếp tại khoa xét nghiệm Bệnh viện Da liễu TW. Y học thực hành, tr. 732.
6. Nguyễn Thị Xuân (2012) Khảo sát tình hình nhiễm vi nấm malassezia ở một số bệnh da thường gặp trên bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện Da liễu Trung ương từ tháng 2 tới tháng 10 năm 2012. Tạp chí nghiên cứu y học (Trường Đại học Y Hà Nội).
7. Abu Elteen KH and Ablul Malek M (1999) Prevalence of dermatophytoses in Zaraga district of Jordan. Mycopathologia 145(3): 137-142.
8. Hazen KC (1995) New and emerging yeast pathogens. Clin- Microbiol-Rev 8(4): 462-478.
9. Imwidthaya S and Thianprasit M (1988) A study of dermatophytoses in Bangkok. Mycopathologia 102(1): 13-16.
10. Kasai T (2001) 1997 epidemiological survey of dermatophytoses in Japan. Nippoo ishinkin gakkai zasshi 42(1): 11-19.