Giá trị của thang điểm Rockall và Blatchford trong đánh giá tiên lượng ở bệnh nhân chảy máu tiêu hóa do loét dạ dày - tá tràng

  • Đào Nguyên Khải Bệnh viện Đa khoa Thị xã Phú Thọ
  • Vũ Văn Khiên Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Phạm Thị Thu Hồ Trường Đại học Y Hà Nội

Main Article Content

Keywords

Chảy máu tiêu hóa, dạ dày - tá tràng

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định giá trị của thang điểm Rockall và Blatchford trong đánh giá tiên lượng ở bệnh nhân chảy máu tiêu hóa do loét dạ dày - tá tràng. Đối tượng và phương pháp: 150 bệnh nhân bị chảy máu tiêu hóa do loét dạ dày - tá tràng điều trị tại Khoa Nội tiêu hóa, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Thang điểm Rockall đầy đủ và Blatchford được đưa vào nghiên cứu. Bệnh nhân được theo dõi về tỷ lệ tử vong và chảy máu tiêu hóa tái phát sau 1 tháng điều trị. Sử dụng đường cong ROC để xác định ngưỡng tiên lượng bệnh. Kết quả: Có sự khác biệt về thang điểm Batchford theo hình thái chảy máu tiêu hóa theo Forrest I và II (p<0,05). Nhóm bệnh nhân phải truyền máu đều có thang điểm Rockall lâm sàng, Rockall đầy đủ, Blatchford cao hơn so nhóm bệnh nhân không truyền máu (p<0,001). Thang điểm Rockall đầy đủ có giá trị nhất trong tiên lượng tử vong và chảy máu tiêu hóa tái phát, với số điểm tương ứng là: 0,825 và 0,733. Thang điểm Blatchford có tiên lượng tốt nhất về tiên lượng truyền máu và phẫu thuật với số điểm tương ứng là: 0,888 và 0,868. Kết luận: Bảng điểm Rockall lâm sàng và Blatchford có ý nghĩa trong tiên lượng về hiệu quả điều trị và đánh giá nguy cơ cần can thiệp điều trị.


 

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Lê Quang Đức (2017) Nghiên cứu kết quả điều trị chảy máu do loét dạ dày tá tràng bằng phương pháp điện đông lưỡng cực đơn thuần và phối hợp tiêm dung dịch adrenalin 1/10.000 qua nội soi. Luận án Tiến sỹ Y học, Học viện Quân y.
2. Quan S, Yang H, Tanyingoh D et al (2015) Upper gastrointestinal bleeding due to peptic ulcer disease is not associated with air pollution: A case-crossover study. BMC Gastroenterology 15: 131-137.
3. Hreinsson JP, Kalaitzakis E, Gudmubdsson S et al (2013) Upper gastrointestinal bleeding: Incidence, etiology and outcomes in a population-based setting. Scandinavian Journal of Gastroenterology 48: 439-447.
4. Rockall TA, Logan RF, Devlin HB, Northfield TC (1996) Risk assessment after acute upper gastrointestinal haemorrhage. Gut 38(3): 316-322.
5. Blatchford O, Murray WR, Blatchford M (2000) A risk score to predict need for treatment for upper-gastrointestinal haemorrhage. Lancet 356: 1318-1132.
6. Lee SH, Jung JT, Lee DW et al (2015) Comparison on endoscopic hemoclip and hemoclip combination therapy in non-variceal upper gastrointestinal bleeding patients based on clinical practice data: Is there difference between prospective cohort study and randomized study?. Korean J Gastroenterol 66(2): 85-91.
7. Mokhtare M, Bozorgi V, Agah S et al (2016) Comparision of Glasgow-Blatchford score and full Rockall score systerm to predict clinical outcomes in patients with upper gastrointestinal bleeding. Clinical and Experimental Gastroenterology 9: 337-343.
8. Martinez Cara JG, Jimenez-Rosales R, Ubeda-Munoz M et al (2016) Comparision of AIMS65, Glasgow-Blatchford score, and Rockall score in a European series of patients with upper gastrointestinal bleeding: Performance when predicting in-hospital and delayed mortality. United European Gastroenterology 4(3): 371-379.
9. Dicu D, Pop F, Ionescu D et al (2013) Comparision of risk scoring systems in predicting clinical outcome at upper gastrointestinal bleeding patients in an emergency unit. American Journal of Imergency Medicine 31: 94-99.