Định lượng nồng độ huyết thanh 10 cytokin ở bệnh nhân xơ cứng bì hệ thống giai đoạn sớm

  • Vũ Nguyệt Minh Trường Đại học Y Hà Nội
  • Lê Hữu Doanh Trường Đại học Y Hà Nội
  • Trần Hậu Khang Bệnh viện Da liễu Trung ương

Main Article Content

Keywords

Xơ cứng bì hệ thống, cytokin

Tóm tắt

Mục tiêu: Định lượng nồng độ các cytokin trong huyết thanh của bệnh nhân xơ cứng bì hệ thống và đánh giá tương quan giữa nồng độ cytokin với biểu hiện lâm sàng. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang trên bệnh nhân xơ cứng bì hệ thống giai đoạn sớm, đánh giá lâm sàng và định lượng nồng độ huyết thanh của 7 cytokin TNF, MCP-1, TGF-β1, IL-6, BAFF, IL-10, và IL-2. Kết quả: Nghiên cứu thu tuyển được 32 bệnh nhân (21 thể lan tỏa, 11 thể giới hạn). MCP-1, TGF-β1, IL-6, và BAFF được phát hiện ở hầu hết bệnh nhân trong nghiên cứu, các cytokin khác chỉ được phát hiện ở 31,3% - 40,6% bệnh nhân với nồng độ thấp. Không phát hiện được mối liên quan giữa nồng độ của 7 cytokin với thương tổn dày da nặng, tăng áp lực động mạch phổi, nuốt nghẹn, bất thường tổng phân tích nước tiểu, và tổn thương cơ. Nồng độ IL-10 trên ngưỡng phát hiện liên quan tới nguy cơ loét đầu chi và bệnh phổi kẽ nặng. Nồng độ MCP-1 ≥ 389,2pg/ml và nồng độ IL-10 trên ngưỡng phát hiện liên quan tới nguy cơ đau khớp. Kết luận: Định lượng nồng độ cytokin huyết thanh có giá trị trong việc làm rõ cơ chế bệnh sinh và có thể gợi ý các biện pháp điều trị mới hiệu quả cho xơ cứng bì hệ thống.


 

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Baraut J, Michel L, Verrecchia F et al (2010) Relationship between cytokine profiles and clinical outcomes in patients with systemic sclerosis. Autoimmun Rev 10(2): 65-73.
2. Hasegawa M, Fujimoto M, Matsushita T et al (2011) Serum chemokine and cytokine levels as indicators of disease activity in patients with systemic sclerosis. Clin Rheumatol 30(2): 231-237.
3. Antonelli A, Ferri C, Fallahi P et al (2008) CXCL10 (alpha) and CCL2 (beta) chemokines in systemic sclerosis-a longitudinal study. Rheumatology (Oxford) 47(1): 45-49.
4. Matsushita T, Hasegawa M, Hamaguchi Y et al (2006) Longitudinal analysis of serum cytokine concentrations in systemic sclerosis: Association of interleukin 12 elevation with spontaneous regression of skin sclerosis. J Rheumatol 33(2): 275-284.
5. Scolnik M, Catoggio LJ, Lancioni E et al (2014) Are there clinical differences in limited systemic sclerosis according to extension of skin involvement? Int J Rheumatol 716358.
6. Lafyatis R (2014) Transforming growth factor beta-at the centre of systemic sclerosis. Nat Rev Rheumatol 10(12): 706-719.
7. Khan K, Xu S, Nihtyanova S et al (2012) Clinical and pathological significance of interleukin 6 overexpression in systemic sclerosis. Ann Rheum Dis 71(7): 1235-1242.
8. Matsushita T, Hasegawa M, Yanaba K et al (2006) Elevated serum BAFF levels in patients with systemic sclerosis: Enhanced BAFF signaling in systemic sclerosis B lymphocytes. Arthritis Rheum 54(1): 192-201.
9. Scala E, Pallotta S, Frezzolini A et al (2004) Cytokine and chemokine levels in systemic sclerosis: Relationship with cutaneous and internal organ involvement. Clin Exp Immunol 138(3): 540-546.