Nguyên nhân, mức độ và hình ảnh nội soi ở bệnh nhân loét dạ dày tá tràng có biến chứng chảy máu tiêu hóa
Main Article Content
Keywords
Tóm tắt
Mục tiêu: Tìm hiểu nguyên nhân, mức độ chảy máu và hình ảnh nội soi ở bệnh nhân loét dạ dày tá tràng có biến chứng chảy máu tiêu hóa. Đối tương và phương pháp: 150 bệnh nhân chảy máu tiêu hóa do loét dạ dày tá tràng vào cấp cứu điều trị nội trú tại Bộ môn - Khoa Nội Tiêu hóa, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ tháng 1/2013 đến tháng 3/2017. Các thông số theo dõi: Tuổi, giới, các nguyên nhân gây chảy máu tiêu hóa, và đặc điểm tổn thương trên nội soi. Kết quả: Tuổi trung bình và tỷ lệ nam/nữ tương ứng: 54,56 ± 17,4 và 1,9. Tiền sử: Chảy máu tiêu hóa (1 lần), có bệnh lý tim mạch, viêm khớp, sử dụng thuốc chống đông hoặc aspirin, uống nhiều rượu bia chiếm tỷ lệ tương ứng: 71,3%, 48,5%, 39,4%, 38,2% và 61,8%. Mức độ chảy máu: Nhẹ, vừa và nặng tương ứng: 14,7%, 56,0% và 29,3%. Đặc điểm trên nội soi: Loét dạ dày - tá tràng: 1 ổ (89,3%), loét dạ dày chiếm 31,3%, loét hành tá tràng (68,7%), mức độ chảy máu tiêu hóa gặp nhiều ở Forrest IB (34,7%) và Forrest IIA (32,7%). Kết luận: Biết được nguyên nhân và một số chỉ số của cận lâm sàng rất hữu ích trong chẩn đoán và tiên lượng ở bệnh nhân loét dạ dày - tá tràng có biến chứng chảy máu tiêu hóa.
Article Details
Các tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Duy Thắng (2010) Nhận xét bước đầu kết quả điều trị cầm máu qua nội soi kết hợp pantoprazole trong xuất huyết tiêu hóa do loét dạ dày tá tràng. Y học lâm sàng, số 52, tr. 42-47.
3. Lê Quang Đức (2017) Nghiên cứu kết quả điều trị chảy máu do loét dạ dày tá tràng bằng phương pháp điện đông lưỡng cực đơn thuần và phối hợp tiêm dung dịch adrenaline 1/10.000 qua nội soi. Luận án Tiến sỹ Y học, Học viện Quân y.
4. Đào Viết Quân, Đào Việt Hằng, Đào Văn Long và cộng sự (2017) Đánh giá sự thay đổi dấu hiệu sinh tồn sau can thiệp cầm máu ở các bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa trên tại Trung tâm Nội soi- Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Hội nghị Khoa học chuyên ngành Nội soi tiêu hóa, Tháng 08/2017 (Bệnh viện Đại học Y Hà Nội).
5. Nguyễn Khánh Trạch, Phạm Thị Thu Hồ (1992) Xuất huyết tiêu hóa cao. Bệnh học Nội khoa. Nhà xuất bản Y học, tr. 170-181.
6. Hreinsson JP, Kalaitzakis E, Gudmubdsson S et al (2013) Upper gastrointestinal bleeding: Incidence, etiology and outcomes in a population-based setting. Scandinavian Journal of Gastroenterology 48: 439-447.
7. Konstantinidis A, Valatas V, Ntelis V et al (2011) Endoscopic treatment for high-risk bleeding peptic ulcers: A comparison of epinephrine alone with epinephrine plus ethanolamine. Annals of Gastroenterology 24: 101-107.
8. Quan S, Yang H, Tanyingoh D et al (2015) Upper gastrointestinal bleeding due to peptic ulcer disease is not associated with air pollution: a case-crossover study. BMC Gastroenterology 15:131-137.
9. Enestvedt BK, Gralnek IM, Mattek N et al (2008) An evaluation of endoscopic indications and findings related to nonvariceal upper-GI hemorrhage in a large multicenter consortium. Gastrointest Endosc 67(3): 422-429.
10 Lau JY, Sung JJ (1999) Injection techniques for nonvariceal hemorrhage. Tech Gastrointest Endosc 1(3): 115-121.
11. Lau JY, Barkun A, Fan DM et al (2013) Challenges in the management of acute peptic ulcer bleeding. Lancet 381(9882): 2033-2043.
12. Forrest JA, Finlayson ND, Shearman DJ (1974) Endoscopy in gastrointestinal bleeding. Lancet 2(7877): 394-397.