Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn do vi khuẩn Gram âm điều trị tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 năm 2016 - 2018

  • Hoàng Thị Hạnh Trường Đại học Y Dược Thái Bình
  • Nguyễn Đăng Mạnh Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Lâm sàng, cận lâm sàng, sốc nhiễm khuẩn

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn do vi khuẩn Gram âm điều trị tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Đối tượng và phương pháp: 44 bệnh nhân được chẩn đoán sốc nhiễm khuẩn do vi khuẩn Gram âm điều trị tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ năm 2016 đến năm 2018. Lựa chọn bệnh nhân theo tiêu chuẩn chẩn đoán sốc nhiễm khuẩn của SSC 2016 và cấy máu dương tính với vi khuẩn Gram âm. Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang. Chọn mẫu thuận tiện. Thông tin nghiên cứu của mỗi bệnh nhân đều được đăng ký theo một mẫu biểu thống nhất. Kết quả: Bệnh nhân > 60 tuổi chiếm tỷ lệ cao 63,6%. Nam giới là chủ yếu 68,2%. Các bệnh lý nền thường gặp là: Đái tháo đường 36,4%, tăng huyết áp 31,8%, xơ gan 25,0%. Biểu hiện lâm sàng rất phức tạp, sốt 81,8%, chủ yếu sốt nhẹ 52,8%, gai rét 58,3%. Suy tạng, cao nhất là suy thận 74,4%, sau đó là suy gan 68,2%, suy hô hấp 65,9%. Tỷ lệ tử vong cao 65,9%, ổ nhiễm khuẩn tiên phát từ đường tiêu hóa chiếm tỷ lệ cao nhất 45,6%, sau đó là đường hô hấp 25%, đường tiết niệu 20,5%. Bạch cầu tăng chiếm 61,4%, chủ yếu là tăng nhẹ. 100% bệnh nhân có nồng độ procalcitonin tăng, chủ yếu tăng cao (Nồng độ procalcitonin > 10) chiếm 91%. E. coli là căn nguyên chủ yếu 59,1%, tiếp đó là K. pneumoniae 15,9%.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Chu Dũng (2010) Khảo sát nồng độ procalcitonin huyết thanh trong nhiễm khuẩn nặng và sốc nhiễm khuẩn. Luận văn Thạc sỹ y học Đại học y Hà Nội.
2. Đinh Hà Giang (2016) Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và tình trạng suy đa tạng ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn. Khóa luận tốt nghiệp bác sỹ đa khoa, Trường Đại học Y Hà Nội.
3. Nguyễn Mạnh Hùng (2004) Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị rối loạn đông máu ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn. Luận văn Thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
4. Hoàng Văn Quang (2011) Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị suy đa tạng ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn. Luận án Tiến sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
5. Vũ Hải Yến (2012) Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng-cận lâm sàng và kết quả của liệu pháp điều trị sớm theo mục tiêu ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn. Luận văn Thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
6. John S, Griesbach D, Baumgartel M et al (2011) Effect of continuous haemofiltration vs intermittent haemodialysis on systemic haemodynamics and splanchnic regional perfusion in septic shock patients: A prospectie, randomized clinical trial. Nephrol Dial Transplant 16: 320-327.
7. Andrew Rhodes (2017) Surviving sepsis campaign: International guidelines for management of sepsis and septic shock: 2016. SCCM and ESICM.
8. Marshall B, John C, Cook et al (1995) Multiple organ dysfunction score: A reliable descriptor of a complex clinical outcome. Crit Care Med 23(10): 1638-1652.
9. Ferriere F et al (2004) Diagnostic and prognostic value of procalcitonin in patients with septic shock. Crit Care Med 32(5): 1166-1169.