Khảo sát một số hiểu biết về yếu tố nguy cơ, triệu chứng và sơ cứu của thân nhân bệnh nhân đột quỵ não cấp
Main Article Content
Keywords
Tóm tắt
Mục tiêu: Khảo sát một số hiểu biết về một số yếu tố nguy cơ, kiến thức sơ cấp cứu của thân nhân bệnh nhân đột quỵ não cấp tại Khoa Cấp cứu - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Đối tượng và phương pháp: 75 bệnh nhân đột quỵ não được tiếp nhận cấp cứu tại Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ tháng 10/2016 đến tháng 10/2017. Đánh giá hiểu biết của thân nhân bệnh nhân về các yếu tố nguy cơ, triệu chứng, cách sơ cứu và tìm hiểu nguồn thông tin về đột quỵ não mà thân nhân bệnh nhân biết được. Kết quả: Có 53 thân nhân bệnh nhân (chiếm 70,7%) biết được ít nhất 1 yếu tố nguy cơ của đột quỵ, trong đó chủ yếu là tăng huyết áp (30,7%), hút thuốc lá (22,7%) và lạm dụng rượu (20%). Những hiểu biết về các yếu tố nguy cơ khác chiếm tỷ lệ khá thấp. Đa phần thân nhân bệnh nhân đột quỵ biết được dấu hiệu khởi phát của bệnh là liệt tay (46,7%), nói khó (30,7%), kế đến là liệt mặt (28,0%). Tuy nhiên, có đến 32% thân nhân không biết các dấu hiệu của đột quỵ và 25,3% không thấy được sự khẩn trương của việc cấp cứu đột quỵ. Tỷ lệ thân nhân bệnh nhân đột quỵ hoàn toàn không biết xử trí khi gặp người bệnh đột quỵ còn khá cao, chiếm 53,3%. Thông tin về đột quỵ được đưa đến cộng đồng chủ yếu thông qua các phương tiện truyền miệng từ người thân (76%), tivi (70,7%), đài (60%), báo (53,3%). Sự phổ biến kiến thức cộng đồng về đột quỵ từ nhân viên y tế còn hạn chế (48%), có đến gần 20% thân nhân bệnh nhân chưa được giáo dục về những kiến thức cơ bản của đột quỵ. Kết luận: Nhận thức của thân nhân bệnh nhân về đột quỵ còn chưa cao. Cần cung cấp thông tin về đột quỵ não đến cộng đồng tích cực hơn, nhất là cần thêm sự đóng góp của nhân viên y tế.
Article Details
Các tài liệu tham khảo
2. Hickey A, O'Hanlon A, McGee H et al (2009) Stroke awareness in the general population: Knowledge of stroke risk factors and warning signs in older adults. BMC Geriatr 9: 35.
3. Kimura K, Iguchi Y, Shibazaki K et al (2010) Early stroke treatment with IV t-PA associated with early recanalization. J Neurol Sci 295(1-2): 53-57.
4. Peter V, Mohamed F, Ashraf E et al (2014) How to predict the affected circulation in large vessel occlusive stroke? EJMINT, 1444000227(30th October 2014).
5. Saengsuwan J, Suangpho P, Tiamkao S (2017) Knowledge of stroke risk factors and warning signs in patients with recurrent stroke or recurrent transient ischaemic attack in Thailand. Neurol Res Int 8215726.
6. Saver JL, Jahan R, Levy EI et al (2012) Solitaire flow restoration device versus the Merci Retriever in patients with acute ischaemic stroke (SWIFT): A randomised, parallel-group, non-inferiority trial. Lancet 380(9849): 1241-1249.
7. Saver JL (2006) Time is brain-quantified. Stroke 37(1): 263-266.