Đánh giá kết quả phẫu thuật treo mi bằng vạt cơ trán điều trị sụp mi mức độ vừa và nặng

  • Phạm Ngọc Minh Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Đinh Viết Nghĩa Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Tài Sơn Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Phẫu thuật treo mi bằng vạt cơ trán, sụp mi

Tóm tắt

Tóm tắt


Mục tiêu: Đánh giá kết quả phẫu thuật treo mi bằng vạt cơ trán trong điều trị sụp mi mức độ vừa và nặng. Đối tượng và phương pháp: 54 mắt sụp mi mức độ vừa và nặng (47 bệnh nhân; 17,34 ± 9,17 tuổi; 18 nam và 29 nữ). Phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu, can thiệp lâm sàng, không đối chứng. Kết quả: Sau phẫu thuật treo mi bằng vạt cơ trán, chỉ số MRD1 và độ cao khe mi tăng từ 0,009 ± 0,60mm và 5,59 ± 0,68mm (trước phẫu thuật) lên 2,68 ± 1,10mm và 8,26 ± 1,14mm (sau phẫu thuật 01 tuần); 3,63 ± 0,77mm và 9,24 ± 0,85mm (sau phẫu thuật 6 tháng); 3,45 ± 0,80mm và 9,02 ± 0,89mm (sau phẫu thuật 12 tháng), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,001. Sau phẫu thuật 12 tháng, tỷ lệ mắt có hở mi nhiều là 7,4%; hở củng mạc nhiều khi nhìn xuống là 9,3%; 14,0% mắt giảm cảm giác da trán. Về chức năng: Kết quả tốt là 68,5% và khá là 29,6%, có 1,9% mắt kết quả chức năng kém. Về thẩm mỹ: Kết quả tốt là 81,5% và khá là 16,7%, có 1,9% mắt kết quả thẩm mỹ kém. Kết luận: Đa số mắt có kết quả tốt (83,3%) và khá (16,7%), không có trường hợp nào kết quả kém.


Từ khóa: Phẫu thuật treo mi bằng vạt cơ trán, sụp mi.


 

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Trí Trung Thế Truyền (2018) Nghiên cứu phẫu thuật tịnh tiến vạt cơ trán trong điều trị sụp mi bẩm sinh nặng. Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh.
2. Lai CS, Chang KP, Lai CH (2009) A dynamic Technique for the treatment of severe or recurrent blepharoptosis: Frontalis-orbicularis Oculi muscle flap shortening. Ophthalmologica 223: 376-382.
3. Lai CS, Lai CH, Huang SH et al (2010) A new trend for the treatment of blepharoptosis: Frontalis-Orbicularis Oculi Muscle flap shortening technique. Journal of Plastic, Reconstructive & Aesthetic Surgery 63(2): 233-239.
4. Bagheri A, Ahadi H, Babsharif B et al (2012) Direct tarsus to frontalis muscle sling without flap creation for correction of blepharoptosis with poor levator function. Orbit 31(1): 48-52.
5. Hou D, Li G, Fang L et al (2013) Frontalis muscle flap suspension for the correction of congenital lepharoptosis in early age children. PLoS One 8(1): 53185.
6. Costin BR, Perry JD (2015) Small-incision frontalis muscle transposition flap for lateral eyebrow ptosis repair. Ophthalmic Plast Reconstr Surg 31(1): 63-65.
7. Song X, Jia R, Zhu H et al (2015) A modified staged surgical intervention for blepharophimosis-ptosis-epicanthus inversus syndrome: 125 cases with encouraging results. Ann Plast Surg 74(4): 410-417.
8. Kim WJ, dae Hwan Park, Dong Gil Han (2016) Ten years of results of modified frontalis muscle transfer for the correction of blepharoptosis. Arch Plast Surg 43(2): 172-180.
9. Lai CS, Chang KP, Lee SS et al (2013) The role of frontalis orbicularis oculi muscle flap for correction of blepharoptosis with poor levator function. Ann Plast Surg 71(1): 29-36.
10. Lai CS, Lai YW, Huang SH et al (2016) Surgical correction of the intractable blepharoptosis in patients with ocular myasthenia gravis. Ann Plast Surg 76(1): 55- 59.
11. Ganapathy PS, Chundury RV, Perry JD (2016) Safety and effectiveness of a small incision lateral eyebrow ptosis repair technique using a frontalis muscle transposition flap. Ophthalmic Plast Reconstr Surg 32(6): 438-440.
12. Li Z, Wu J, Cen Y et al (2016) Clinical observation of moderate to severe blepharoptosis correction with arc-shaped frontalis aponeurosis flap. Zhongguo Xiu Fu Chong Jian Wai Ke Za Zhi 30(4): 457-60.