So sánh tác dụng ức chế vận động, cảm giác và ảnh hưởng trên tuần hoàn của ropivacain 0,1% và bupivacain 0,1% trong giảm đau ngoài màng cứng sau phẫu thuật khớp háng trên người cao tuổi

  • Nguyễn Thị Lệ Mỹ Bệnh viện Thanh Nhàn
  • Công Quyết Thắng Trường Đại học Y Hà Nội

Main Article Content

Keywords

PCEA, bupivacain, ropivacain, phẫu thuật thay khớp háng

Tóm tắt

Mục tiêu: So sánh tác dụng ức chế vận động, cảm giác và ảnh hưởng lên tuần hoàn của ropivacain 0,1% với bupivacain 0,1% trong giảm đau ngoài màng cứng do bệnh nhân tự điều khiển sau phẫu thuật khớp háng trên người cao tuổi. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu can thiệp lâm sàng ngẫu nhiên có so sánh. 104 bệnh nhân ≥ 60 tuổi, có chỉ định phẫu thuật thay khớp háng, không có chống chỉ định gây tê ngoài màng cứng. 52 bệnh nhân nhóm R sử dụng ropivacain 0,1% và 52 bệnh nhân nhóm B sử dụng bupivacain 0,1% cả hai nhóm phối hợp fentanyl 1mcg/ml. Kết quả: Cả hai nhóm có hiệu quả giảm đau tốt, điểm VAS khi nghỉ và vận động thấp hơn 4. Mức độ ức chế vận động M2 của nhóm B là 13,5% cao hơn so với nhóm R không có bệnh nhân nào (p<0,05). Sự thay đổi huyết áp trung bình và tần số tim của hai nhóm không có sự khác biệt (p>0,05). Kết luận: Gây tê ngoài màng cứng do bệnh nhân tự điều khiển bằng bupivacain 0,1% và ropivacain 0,1% đều có hiệu quả tốt. Mức ức chế vận động của nhóm bupivacain cao hơn nhóm ropivacain. Nhóm bupivacain 0,1% và nhóm ropivacain 0,1% có mức ảnh hưởng như nhau trên huyết áp trung bình và tần số tim.


 

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Đỗ Trung Dũng (2018) Nghiên cứu hiệu quả giảm đau sau mổ của gây tê đám rối thần kinh thắt lưng dưới hướng dẫn của siêu âm trong các phẫu thuật chi dưới. Bộ môn Gây mê hồi sức - Trường Đại học Y Hà Nội.
2. Nguyễn Văn Chinh và cộng sự (2012) Nghiên cứu hiệu quả của gây tê tủy sống kết hợp gây tê ngoài màng cứng trong phẫu thuật thay khớp gối, khớp háng. Y học TP Hồ Chí Minh, 16(1), tr. 328-336.
3. Trần Đắc Tiệp (2017) Nghiên cứu tác dụng giảm đau bằng ropivacain - fentanyl qua catheter ngoài màng cứng bệnh nhân tự điều khiển sau mổ thay khớp háng. Tạp chí Y Dược học Quân sự, số 4, tr. 184-192.
4. Ashish K et al (2017) Comparison of ropivacaine with and without fentanyl vs bupivacaine with fentanyl for postoperative epidural analgesia in bilateral total knee replacement surgery. Journal of Clinical Anesthesia 37: 7-13.
5. Jan M et al (2020) Patient-controlled epidural analgesia versus conventional epidural analgesia after total hip replacement - a randomized trial. Biomed Pap Med Fac Univ Palacky Olomouc Czech Repub 164(1): 108-114.
6. Knuden K et al (1997) Central nervous and cardiovascular effects of i.v. infusions of ropivacaine, bupivacaine and placebo in volunteers. British Journal of Anaesthesia 78: 507–514.
7. Kethy M, Jules-Elysee et al (2015) Patient-controlled epidural analgesia or multimodal pain regimen with periarticular injection after total hip arthroplasty. J Bone Joint Surg Am 97: 789-798.
8. Bertini L et al (2001) Postoperative analgesia by combined continuous infusion and patient-controlled epidural analgesia (PCEA) following hip replacement: ropivacaine versus bupivacaine. Acta Anaesthesiol Scand 45: 782-785.
9. Kuthiala G and Chaudhary G (2011) Ropivacaine: A review of its pharmacology and clinical use. Indian J Anaesth 55: 104-110.