Mối liên quan giữa một số chỉ số đánh giá chức năng tâm thu thất trái trên siêu âm đánh dấu mô với đặc điểm bệnh nhân bệnh thận mạn tính

  • Nguyễn Đình Chúc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
  • Phạm Nguyên Sơn Viện NC khoa học Y Dược lâm sàng 108
  • Phạm Thái Giang Viện NCKH Y Dược Lâm sàng 108
  • Nguyễn Thị Thu Hoài Viện Tim mạch Quốc gia Việt Nam

Main Article Content

Keywords

Bệnh thận mạn, chức năng tâm thu thất trái, thiếu máu, tăng huyết áp

Tóm tắt

Tóm tắt


Mục tiêu: Khảo sát mối liên quan giữa một số chỉ số đánh giá chức năng tâm thu thất trái với một số đặc điểm bệnh nhân bệnh thận mạn tính chưa lọc máu có phân suất tống máu bảo tồn (EF > 50%). Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang trên 190 bệnh nhân bệnh thận mạn tính. Tất cả các bệnh nhân đều được siêu âm đánh dấu mô xác định các chỉ số chức năng tâm thu thất trái và tìm hiểu mối liên quan với giai đoạn bệnh thận, tăng huyết áp, thiếu máu ở bệnh nhân bệnh thận mạn tính. Kết quả: Giá trị trung bình các chỉ số chức năng GLS, GRS và MSP tâm thu giảm dần, tỷ lệ bệnh nhân có giảm các chỉ số trên tăng dần theo mức độ nặng của giai đoạn bệnh thận mạn tính, p<0,01. Tại điểm cắt 26,24ml/phút, MLCT có giá trị tiên lượng giảm chức năng tâm thu, p<0,01. Nhóm bệnh nhân thiếu máu; tăng huyết áp có giá trị trung bình thấp hơn, tỷ lệ giảm chức năng tâm thu qua chỉ số MSP cao hơn nhóm bệnh nhân không có đặc điểm trên, p<0,05. Kết luận: Giảm các chỉ số chức năng tâm thu có liên quan đến giai đoạn nặng của bệnh, tình trạng thiếu máu và tăng huyết áp của bệnh nhân bệnh thận mạn tính.


Từ khóa: Bệnh thận mạn, chức năng tâm thu thất trái, thiếu máu, tăng huyết áp.


 

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Thị Diễm (2017) Nghiên cứu chức năng thất trái bằng siêu âm đánh dấu mô cơ tim ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát. Luận án tiến sĩ Y học, Đại học Y dược Huế, Huế.
2. Hà Hoàng Kiệm (2008) Suy thận mạn tính. Bệnh học nội khoa, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội, tr. 316-329.
3. Bùi Văn Tân (2010) Nghiên cứu sự biến đổi sức căng cơ tim ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát bằng siêu âm Doppler mô cơ tim. Luận án tiến sĩ Y học, Viện nghiên cứu khoa học Y Dược lâm sàng 108, Hà Nội.
4. Blessberger H and Binder T (2010) Non-invasive imaging two dimensional speckle tracking echocardiography: basic principles. Heart 96(9): 716-722.
5. Dandel M, Lehmkuhl H, Knosalla C et al (2009) Strain and strain rate imaging by echocardiography - basic concepts and clinical applicability. Current Cardiology Reviews 5: 133-148.
6. Hamed WA, Kamal AM, Noamany MF et al (2014) Evaluation of left ventricular performance in hypertensive patients by speckle tracking echocardiography: Correlation with brain natriuretic peptide. The Egyptian Heart Journal 66(4): 299-308.
7. Krishnasamy R, Isbel NM, Hawley CM et al (2014) The association between left ventricular global longitudinal strain, renal impairment and all-cause mortality. Nephrol Dial Transplant 29(6): 1218-1225.
8. Panoulas VF, Sulemane S, Konstantinou K et al (2015) Early detection of subclinical left ventricular myocardial dysfunction in patients with chronic kidney disease. Eur Heart J Cardiovasc Imaging 16(5): 539-548.
9. Perk G, Tunick PA and Kronzon I (2007) Non-Doppler two-dimensional strain imaging by echocardiography-from technical considerations to clinical applications. J Am Soc Echocardiogr 20(3): 234-243.