Nghiên cứu vai trò của một số yếu tố nguy cơ tái phát viêm phổi thở máy sau khi ngừng thuốc kháng sinh dưới hướng dẫn của procalcitonin

  • Lưu Văn Hậu Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Thái Cường Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Viêm phổi liên quan đến thở máy, procalcitonin, ngừng kháng sinh, nhiễm khuẩn tái phát

Tóm tắt

 


Tóm tắt


Mục tiêu: Đánh giá vai trò của một số yếu tố nguy cơ với sự tái phát của viêm phổi thở máy (VAP) sau khi ngừng thuốc kháng sinh có hướng dẫn của procalcitonin (PCT) tại Khoa Hồi sức Tích cực, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Đối tượng và phương pháp: 40 bệnh nhân (BN) VAP điều trị tại Khoa Hồi sức Tích cực-Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ tháng 08/2019 đến tháng 04/2020, được ngừng kháng sinh khi đáp ứng các tiêu chuẩn của IDSA và ATS (2016), được chia thành hai nhóm: Tái phát viêm phổi trong 7 ngày sau dừng kháng sinh và nhóm không tái phát viêm phổi. Các yếu tố nguy cơ (điểm CPIS và đặc điểm dịch tiết phế quản) có thể xảy ra nhiễm khuẩn tái phát được đánh giá bằng cách sử dụng phân tích hồi quy logistic. Kết quả: Trong số 40 BN mắc VAP có 14 BN tái phát nhiễm khuẩn. Điểm CPIS, đặc điểm của dịch tiết khí quản là các yếu tố nguy cơ độc lập (p=0,048 và p=0,045, tương ứng) liên quan đến nhiễm khuẩn tái phát. Điểm CPIS ≥ 5 cung cấp giá trị tiên đoán nhất định cho nhiễm khuẩn tái phát trong VAP khi cân nhắc ngưng sử dụng kháng sinh (diện tích dưới đường cong 0,738, độ đặc hiệu 89,6%, độ nhạy 53,3%, giá trị tiên đoán dương 75,7% và giá trị tiên đoán âm 72,6%). Tại thời điểm ngừng sử dụng kháng sinh, sự khác biệt về tỉ lệ mở khí quản và kết quả nuôi cấy dịch phế quản (bao gồm cả kết quả bán định lượng và phát hiện mầm bệnh là các chủng đa kháng thuốc) không có ý nghĩa thống kê. Kết luận: Điểm CPIS và đặc điểm của dịch tiết khí quản có thể được sử dụng để dự đoán tái phát nhiễm khuẩn sau khi ngừng sử dụng kháng sinh theo hướng dẫn PCT trong VAP.


Từ khóa: Viêm phổi liên quan đến thở máy, procalcitonin, ngừng kháng sinh, nhiễm khuẩn tái phát.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Davis KA (2006) Ventilator-associated pneumonia: A review. J Intensive Care Med 21(4): 211-226.
2. Povoa P, Coelho L, Almeida E et al (2005) C-reactive protein as a marker of ventilator-associated pneumonia resolution: A pilot study. Eur Respir J 25(5): 804-812.
doi:10.1183/09031936.05.00071704.
3. Kalil AC, Metersky ML, Klompas M et al (2016) Management of adults with hospital-acquired and ventilator-associated pneumonia: 2016 clinical practice guidelines by the Infectious Diseases Society of America and the American Thoracic Society. Clin Infect Dis 63(5): 61-111. doi: 10.1093/cid/ciw353.
4. Torres A, Niederman MS, Chastre J et al (2017) International ERS/ESICM/ESCMID/ALAT guidelines for the management of hospital-acquired pneumonia and ventilator-associated pneumonia: guidelines for the management of hospital-acquired pneumonia (HAP)/ventilator-associated pneumonia (VAP) of the European Respiratory Society (ERS), European Society of Intensive Care Medicine (ESICM). European Society of Clinical Microbiology and Infectious Diseases (ESCMID) and Asociacion Latinoamericana del Torax (ALAT). Eur Respir J 50(3). doi:10.1183/13993003.00711-2017.
5. Chastre J, Wolff M, Fagon JY et al (2003) Comparison of 8 vs 15 days of antibiotic therapy for ventilator-associated pneumonia in adults: a randomized trial. JAMA 290(19): 2588-2598. doi:10.1001/jama.290.19.2588.
6. Fujitani S, Cohen-Melamed MH, Tuttle RP, Delgado E, Taira Y, Darby JM (2009) Comparison of semi-quantitative endotracheal aspirates to quantitative non-bronchoscopic bronchoalveolar lavage in diagnosing ventilator-associated pneumonia. Respir Care 54(11): 1453-1461.
7. Schuetz P, Albrich W, Mueller B (2011) Procalcitonin for diagnosis of infection and guide to antibiotic decisions: past, present and future. BMC Med 9: 107. doi:10.1186/1741-7015-9-107.
8. Wongsurakiat P, Tulatamakit S (2018) Clinical pulmonary infection score and a spot serum procalcitonin level to guide discontinuation of antibiotics in ventilator-associated pneumonia: A study in a single institution with high prevalence of nonfermentative gram-negative bacilli infection. Ther Adv Respir Dis. 12:1753466618760134. doi: 10.1177/1753466618760134.
9. Bouadma L, Luyt CE, Tubach F et al (2010) Use of procalcitonin to reduce patients’ exposure to antibiotics in intensive care units (PRORATA trial): a multicentre randomised controlled trial. Lancet 375(9713): 463-474. doi:10.1016/S0140-6736(09) 61879-1.
10. Giantsou E, Liratzopoulos N, Efraimidou E et al (2007) De-escalation therapy rates are significantly higher by bronchoalveolar lavage than by tracheal aspirate. Intensive Care Med 33(9): 1533-1540. doi:10.1007/s00134-007-0619-8.