Đánh giá hiệu quả sớm phương pháp lấy huyết khối bằng dụng cụ cơ học ở bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não cấp do tắc động mạch thân nền
Main Article Content
Keywords
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả tái thông, hồi phục thần kinh và biến chứng phương pháp lấy huyết khối bằng dụng cụ cơ học điều trị tái thông mạch cho bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não cấp do tắc động mạch thân nền. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, can thiệp 49 bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não cấp do tắc động mạch thân nền trong vòng 24 giờ kể từ lúc có dấu hiệu khởi phát. Kết quả: Tuổi trung bình 67,6 ± 10,4 tuổi, nam giới 73,5%. Điểm NIHSS và điểm Glasgow trung bình khi nhập viện lần lượt là 22,9 ± 11,3 và 11,4 ± 3,1 điểm. Thời gian can thiệp trung bình là 71,9 ± 52,4 (khoảng 5 - 265) phút. Tỷ lệ tái thông tốt (TICI 2b, 3) là 100%. Tỷ lệ phục hồi thần kinh tốt (mRS ≤ 2) sau 30 ngày là 44,9%. Tỷ lệ tử vong là 34,7%. Tỷ lệ tái thông vô nghĩa là 55,1%. Chảy máu não có triệu chứng 15,6%. Kết luận: Lấy huyết khối bằng dụng cụ cơ học ở bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não cấp do tắc động mạch thân nền trong 24 giờ có hiệu quả tái thông tốt (100%), tỷ lệ tái thông vô nghĩa chiếm hơn một nửa (55,1%). Tỷ lệ hồi phục chức năng thần kinh tốt ngày 30 (mRS = 0 - 2) là 44,9% và tỷ lệ tử vong hơn 1/3 (34,7%) số bệnh nhân.
Từ khóa: Đột quỵ nhồi máu não cấp, tắc động mạch thân nền, dụng cụ cơ học.
Article Details
Các tài liệu tham khảo
2. Lindsberg PJ, Mattle HP (2006) Therapy of basilar artery occlusion: A systematic analysis comparing intra-arterial and intravenous Thrombolysis. Stroke 37(3): 922-928.
3. Powers WJ, Rabinstein AA, Ackerson T et al (2018) 2018 guidelines for the early management of patients with Acute ischemic stroke: A guideline for Healthcare Professionals From the American Heart Association/American Stroke Association. Stroke 49(3): 46-110.
4. Lindsberg PJ, Pekkola J, Strbian D et al (2015) Time window for recanalization in basilar artery occlusion: Speculative synthesis. Neurology 85: 1806-1815.
5. Goldstein LB, Bertels C, Davis JN (1989) Interrater reliability of the NIH stroke scale. Arch Neuro 46(6): 660-662.
6. Zaidat OO, Yoo AJ, Khatri P et al (2013) Recommendations on angiographic revascularization grading standards for acute ischemic stroke: A consensus statement. Stroke 44(9): 2650-2663.
7. Farrell B, Godwin J, Richards S et al (1991) The United Kingdom transient ischaemic attack (UK-TIA) aspirin trial: Final results. J Neurol Neurosurg Psychiatry 54(12): 1044-1054.
8. Mori E, Minematsu K, Nakagawara J et al (2010) Effects of 0.6mg/kg intravenous alteplase on vascular and clinical outcomes in middle cerebral artery occlusion: Japan Alteplase Clinical Trial II (J-ACT II). Stroke 41(3): 461-465.
9. Hacke W, Kaste M, Fieschi C et al (1998) Randomised double-blind placebo-controlled trial of thrombolytic therapy with intravenous alteplase in acute ischaemic stroke (ECASS II). Second European-Australasian Acute Stroke Study Investigators. Lancet 352(9136): 1245-1251.
10. Demel SL and Broderick JP (2015) Basilar occlusion syndromes: An update. The Neurohospitalist 5(3): 142-150.
11. Phan K, Phan S, Huo YR et al (2015) Outcomes of endovascular treatment of basilar artery occlusion in the stent retriever era: A systematic review and meta-analysis. Journal of NeuroInterventional Surgery 8(11): 1107-1115.
12. Dinh Thi Hai Ha, Nguyen Van Tuyen, Le Dinh Toan (2018) The efficacy and safety of mechanical thrombectomy in acute basilar artery occlusion. Journal of 108 - Clinical medicine and pharmacy 13: 32-37.
13. Mourand I, Machi P, Milhaud D et al (2013) Mechanical thrombectomy with the Solitaire device in acute basilar artery occlusion. Journal of NeuroInterventional Surgery 6(3): 200-204.
14. Park BS, Kang CW, Kwon HJ et al (2013) Endovascular mechanical thrombectomy in basilar artery occlusion: Initial experience. Journal of Cerebrovascular and Endovascular Neurosurgery 15(3): 137-144.
15. Trương Lê Tuấn Anh (2016) Điều trị can thiệp đường động mạch trên bệnh nhân thiếu máu não cục bộ cấp. Bệnh viện Nhân dân 115, TP. Hồ Chí Minh, Luận án Tiến sĩ.
16. Nguyễn Văn Phương (2019) Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh cắt lớp vi tính và hiệu quả điều trị đột quỵ thiếu máu não cấp được tái thông mạch bằng dụng cụ cơ học. Viện Nghiên cứu Khoa học Y Dược Lâm sàng 108, Hà Nội, Luận án tiến sỹ.
17. Tao WD, Liu M, Fisher M et al (2012) Posterior versus anterior circulation infarction: How different are the neurological deficits?. Stroke 43(8): 2060-2065.
18. Schonewille WJ, Wijman CA, Michel P et al (2009) Treatment and outcomes of acute basilar artery occlusion in the Basilar Artery International Cooperation Study (BASICS): A prospective registry study. The Lancet Neurology 8(8): 724-730.
19. Singer OC, Berkefeld J, Nolte CH et al (2015) Mechanical recanalization in basilar artery occlusion: The ENDOSTROKE study. Annals of Neurology 77(3): 415-424.
20. Arnold M, Nedeltchev K, Schroth G et al (2004) Clinical and radiological predictors of recanalisation and outcome of 40 patients with acute basilar artery occlusion treated with intra-arterial thrombolysis. J Neurol Neurosurg Psychiatry 75: 857-862.
21. Sparaco M (2018) Basilar artery occlusion: Clinical management and therapy. CMI 12(1): 67-76.
22. Ehrlich ME, Turner HL, Currie LJ et al (2016) Safety of computed tomographic angiography in the evaluation of patients with acute stroke. Stroke 47(8): 2045-2050.
23. Gory B, Eldesouky I, Sivan-Hoffmann R et al (2015) Outcomes of stent retriever thrombectomy in basilar artery occlusion: an observational study and systematic review. Journal of Neurology, Neurosurgery & Psychiatry 87(5): 520-525.
24. Nguyễn Quang Anh, Vũ Đăng Lưu, Trần Anh Tuấn (2013) Đánh giá hiệu quả bước đầu của phương pháp lấy huyết khối bằng stent solitaire ở các bệnh nhân nhồi máu não tối cấp. Tạp chí Điện quang 14: 226-232.
25. Mordasini P, Brekenfeld C, Byrne JV et al (2012) Technical feasibility and application of mechanical thrombectomy with the solitaire FR revascularization device in acute basilar artery occlusion. American Journal of Neuroradiology 34(1): 159-163.