Thông báo một trường hợp ức chế cảm giác và vận động hai chi dưới kéo dài sau gây tê tủy sống được điều trị thành công bằng nhũ dịch lipid 20%

  • Nguyễn Văn Kiên Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Tống Xuân Hùng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Phục hồi vận động và cảm giác, gây tê tủy sống, lipid 20%.

Tóm tắt

Ức chế hoàn toàn cảm giác và vận động 2 chi dưới kéo dài sau gây tê tủy sống là một tác dụng phụ hiếm gặp. Vừa qua một bệnh nhân nữ, 27 tuổi, ASA I được gây tê tủy sống bằng hỗn hợp 10mg bupivacain 0,5% tỷ trọng cao và 20mcg fentany để phẫu thuật cố định cột sống L4-L5 tại Khoa Gây mê Hồi sức, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. 7 giờ sau gây tê tủy sống bệnh nhân vẫn bị ức chế hoàn toàn vận động 2 chi dưới (Bromage 3) và mất cảm giác từ mức chi phối của T10 trở xuống. Chụp MRI cột sống tủy sống kiểm tra không thấy tổn thương thực thể. Nguyên nhân ức chế vận động và cảm giác ở đây hướng đến do tác dụng kéo dài bất thường của thuốc tê. Bệnh nhân được xử trí bằng tiêm tĩnh mạch nhũ dịch lipid 20% liều 1,5ml/kg trong 3 phút, sau đó truyền 400ml lipid 20% trong 2 giờ. Ngay sau khi tiêm tĩnh mạch nhũ dịch lipid 20%, vận động và cảm giác đã bắt đầu phục hồi, ức chế vận động 2 chi dưới từ mức Bromage 3 trở về Bromage 1, mất cảm giác còn từ ngang mức chi phối của T12 trở xuống, sau khi truyền hết 400ml lipid 20% cảm giác và vận động 2 chi dưới được phục hồi hoàn toàn. Như vậy truyền nhũ dịch lipid 20% có tác dụng phục hồi cảm giác và vận động 2 chi dưới khi bị ức chế kéo dài bất thường sau gây tê tủy sống bằng bupivacain.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Minh Lý và cộng sự (2013) Gây tê tủy sống chọn lọc bằng hỗn hợp Bupivacaine 0,5% Heavy và Fentanyl trong các phẫu thuật chi dưới trên bệnh nhân cao tuổi. Tạp chí Y dược lâm sàng 108.
2. Bromage PR (1978) Epidural analgesia. Philadelphia: WB Saunders 144.
3. Borghi B, MD Bacchilega I (2012) Unilateral spinal anaesthesia. http://anestit.unipa.it/sitosiaarti/3aneortoped/24.htmsia. Philadelphia: WB Saunders; 1978: 144
4. Reg Anesth Pain Med (2018) Checklist for treatment of local anesthetic systemic toxicity. Executive Summary 2017, 43: 113-123.
5. Dunn DW, Ellison J (1981) Anterior spinal artery syndrome during the postpartum period. Arch Neurol 38: 263.
6. Ganem EM, Castiglia YM, Vianna PT (2002) Spinal anesthesia-induced neurological complications. Rev Bras Anestesiol 52: 471-480.
7. Joseph A Arndt et al (2002) Exceptionally prolonged anesthesia after a small dose of intrathecal bupivacaine. Anesthesiology 10(97): 1042.
8. Pryle BJ, Senior Registrar et al (1996) Delayed paraplegia following spinal anaesthesia. Anaesthesia 51: 263-265
9. Syal K, Sood A, Bhatt R, Gupta H (2015) Prolonged post spinal anaesthesia paralysis. Indian J Anaesth 59(6): 376-378