Đánh giá hiệu quả giảm đau của gây tê đám rối thần kinh cánh tay đường trên đòn dưới hướng dẫn siêu âm cho bệnh nhân cấp cứu chấn thương chi trên

  • Nguyễn Thị Phương
  • Nguyễn Đăng Thứ
  • Nguyễn Hữu Tú
  • Nguyễn Trường Giang
  • Nguyễn Quang Hải
  • Nguyễn Trung Kiên

Main Article Content

Keywords

Giảm đau, gây tê đám rối thần kinh cánh tay đường trên đòn, hướng dẫn siêu âm, chấn thương chi trên

Tóm tắt

Tóm tắt


Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả giảm đau và các tác dụng không mong muốn của phương pháp gây tê đám rối thần kinh cánh tay đường trên đòn dưới hướng dẫn của siêu âm cho bệnh nhân cấp cứu chấn thương chi trên. Đối tượng và phương pháp: 80 bệnh nhân chấn thương chi trên được chọn ngẫu nhiên tại Khoa Cấp cứu chấn thương, Bệnh viện Xanh Pôn và Bệnh viện Việt Đức được chia thành 2 nhóm: Nhóm 1 (n = 40) sử dụng máy siêu âm gây tê đám rối thần kinh cánh tay đường trên đòn, liều bupivacain 2mg/ kg pha với NaCl 0,9% thành 20ml, nhóm 2 (n = 40) sử dụng morphin tiêm bắp liều 0,2mg/kg. Theo dõi và đánh giá hiệu quả giảm đau, ảnh hưởng trên tuần hoàn, hô hấp và các tác dụng không mong muốn trong quá trình giảm đau. Các chỉ tiêu nghiên cứu được ghi nhận ở phút thứ 5 (P5), phút thứ 10 (P10), phút thứ 15 (P15), phút thứ 30 (P30), phút thứ 60 (P60), giờ thứ 2 (H2), giờ thứ 4 (H4), giờ thứ 8 (H8), giờ thứ 16 (H16), giờ thứ 24 (H24) sau gây tê. Kết quả: Điểm VAS khi nghỉ ở nhóm gây tê nhỏ hơn nhóm morphin tại các thời điểm từ P5 đến H8, điểm VAS khi vận động ở nhóm gây tê tại các thời điểm P15 đến H8 đều nhỏ hơn 4, thấp hơn điểm VAS khi vận động ở nhóm morphin, những sự khác biệt này đều có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Thời gian chờ tác dụng giảm đau của nhóm 1 ngắn hơn nhóm 2 (8,7 ± 2,9 phút và 10,8 ± 3,2 phút, p<0,05). Thời gian giảm đau của nhóm 1 kéo dài hơn nhóm 2 (352,0 ± 98,1 phút và 258,0 ± 67,1 phút, p<0,05). Tần số tim và huyết áp, tần số thở, bão hòa oxy mao mạch (SpO2) trung bình của cả 2 nhóm đều trong giới hạn bình thường, không thấy khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm (p>0,05). Kết luận: Gây tê đám rối thần kinh cánh tay đường trên đòn dưới hướng dẫn siêu âm là phương pháp giảm đau an toàn và hiệu quả cho các bệnh nhân cấp cứu chấn thương chi trên.


Từ khoá: Giảm đau, gây tê đám rối thần kinh cánh tay đường trên đòn, hướng dẫn siêu âm, chấn thương chi trên.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Ngọc Bính, Nguyễn Thị Chiên (2013) Nghiên cứu gây tê đám rối thần kinh cánh tay đường gian cơ bậc thang bằng hỗn hợp lidocain, bupivacain và dexamethason trong phẫu thuật chi trên. Tạp chí Y học Quân sự.
2. Đoàn Phú Cương, Lê Hải Trung, Nguyễn Văn Trí Đánh giá kết quả sử dụng máy dò thần kinh trong gây tê đám rối cánh tay đường trên xương đòn để phẫu thuật chi trên. Y học Thảm họa và Bỏng 13, tr. 15-17.
3. Trịnh Kế Diệp, Nguyễn Quốc Kính (2017) So sánh hiệu quả gây tê đám rối thần kinh cánh tay đường trên đòn dưới hướng dẫn siêu âm với máy kích thích thần kinh cơ cho phẫu thuật chi trên. Khoa Gây mê hồi sức. Trường Đại học Y Hà Nội, Nhà xuất bản Y học, tr. 127.
4. Phạm Văn Quỳnh và cộng sự (2014) Nghiên cứu gây tê đám rối thần kinh cánh tay đường gian cơ bậc thang bằng lidocain phối hợp với dexamethason trong phẫu thuật chi trên. Y học thực hành 2, tr. 6-9.
5. Duncan M et al (2013) A comparative study of nerve stimulator versus ultrasound-guided supraclavicular brachial plexus block. Anesth Essays Res 7(3): 359-364.
6. Nejati A et al (2017) Pain management via ultrasound-guided nerve block in emergency department: A sase series study. Emerg (Tehran) 5(1): 2.
7. Shweta SM and Shah SM (2015) Comparative study of supraclavicular brachial plexus block by nerve stimulator vs ultrasound guided method. NHL Journal of Medical Sciences 7(3): 49-52.
8. Wheeler M et al (2002) Adverse events associated with postoperative opioid analgesia: A systematic review. J Pain 3(3): 159-180.