Nhận xét đặc điểm hình ảnh trên chụp cắt lớp vi tính trong bệnh lý viêm tai giữa mạn tính
Main Article Content
Keywords
Tóm tắt
Mục tiêu: Viêm tai giữa mạn tính (VTGM), đặc biệt là viêm tai giữa mạn tính có cholesteatoma có thể có biến chứng nguy hiểm. Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm mô tả đặc điểm hình ảnh trên cắt lớp vi tính trong chẩn đoán viêm tai giữa mạn tính. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến cứu trên những bệnh nhân được chẩn đoán là viêm tai giữa mạn tính được chụp cắt lớp vi tính xương thái dương, được phẫu thuật và làm giải phẫu bệnh tại Khoa Tai thần kinh Bệnh viện Tai mũi họng Trung ương trong thời gian từ tháng 10 năm 2017 đến hết tháng 9 năm 2018. Kết quả và kết luận: Nghiên cứu gồm 76 bệnh nhân, tuổi trung bình 41,0 ± 14,9 năm, trong đó 24 bệnh nhân viêm tai giữa mạn tính có cholesteatoma và 52 bệnh nhân viêm tai giữa mạn tính không cholesteatoma. Trong viêm tai giữa mạn tính không cholesteatoma, dấu hiệu thường gặp là đặc xương thông bào chũm (chiếm 100%), dấu hiệu mòn chuỗi xương con hiếm gặp (1,9% đến 13,5%), không gặp mòn tường thượng nhĩ, trần thượng nhĩ. Trong VTGM có cholesteatoma, tổn thương xương thường gặp là mòn tường thượng nhĩ (chiếm 83,3%), mòn trần thượng nhĩ (chiếm 45,8%), mòn bờ trước và bờ sau xương thái dương (chiếm 33,3%), rộng sào đạo - sào bào (chiếm 75%), mòn chuỗi xương con (tỷ lệ mòn xương đe là 100%, xương búa 83,3% và xương bàn đạp 37,5%). Cắt lớp vi tính đạt giá trị tối đa (Sn 100%, Sp 100%, PPV 100%, NPV 100%, Acc 100%) trong đánh giá các tổn thương xương như vị trí tổn thương, tổn thương xương búa, xương đe, tường thượng nhĩ, trần thượng nhĩ, tổn thương các ống bán khuyên bên.
Từ khoá: Viêm tai giữa mạn tính, cholesteatoma, cắt lớp vi tính xương đá.
Article Details
Các tài liệu tham khảo
2. Lê Văn Khảng (2006) Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh CLVT của viêm tai giữa mạn có Cholesteatoma. Luận Văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú các bệnh viện, Trường Đại học Y Hà Nội.
3. Cao Minh Thành (2001) Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của viêm tai giữa mạn có tổn thương xương con tại viện tai mũi họng. Luận văn thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
4. Gomaa MA, Karim AR, Ghany HAS et al (2013). Evaluation of temporal bone cholesteatoma and the correlation between high resolution computed tomography and surgical finding. Clin Med Insights Ear Nose Throat 6: 21-28
5. Hutz MJ, Moore DM, Hotaling AJ (2018) Neurological complications of acute and chronic otitis media. Curr Neurol Neurosci Rep 18(3): 11.
6. Mafee MF and Nozawa A (2014) Primary and secondary cholesteatomas, cholesterol granuloma, and mucocele of the temporal bone: role of computed tomography and magnetic resonance imaging with emphasis on diffusion-weighted imaging. Operative Techniques in Otolaryngology - Head and Neck Surgery 25(1): 36-48
7. Rogha M, Hashemi SM, Mokhtarinejad F et al (2014) Comparison of preoperative temporal bone CT with intraoperative findings in patients with cholesteatoma. Iran J Otorhinolaryngol 26(74): 7-12.
8. Yildirim-Baylan M, Ozmen CA, Gun R et al (2012) An evaluation of preoperative computed tomography on patients with chronic otitis media. Indian J Otolaryngol Head Neck Surg 64(1): 67-70.