Chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân đau mạn tính điều trị nội trú tại Bộ môn Thần kinh - Bệnh viện Quân y 103

  • Nguyễn Đức Thuận

Main Article Content

Keywords

Đau mạn tính, chất lượng cuộc sống, Bộ môn Thần kinh - Bệnh viện Quân y 103

Tóm tắt

Tóm tắt


Mục tiêu: Tìm hiểu mối liên quan giữa chất lượng cuộc sống với một số đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân đau mạn tính điều trị tại Bộ môn Thần kinh - Bệnh viện Quân y 103. Đối tượng và phương pháp: Gồm 246 bệnh nhân có đau mạn tính điều trị nội trú tại Bộ môn Thần kinh - Bệnh viện Quân y 103, từ tháng 09/2018 đến tháng 04/2019. Thông tin của bệnh nhân được thu thập theo mẫu bệnh án thống nhất với các tiêu chí đặc điểm chung, vị trí, tính chất, cường độ đau. Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân được tính theo thang điểm SF-36. Kết quả: Trong tổng số 1.470 bệnh nhân được khám tuyển thì có 500 bệnh nhân có đau trong đó bệnh nhân đau mạn tính chiếm 246/1470 (16,7%). Nếu tính trên bệnh nhân có đau thì đau mạn tính chiếm 246/500 (49,2%). Cường độ đau trung bình là 6,67 ± 1,70 (theo thang điểm số, Numerical Rating Scale: NRS). Hầu hết bệnh nhân đau mạn tính (95,1%) đều có chất lượng cuộc sống khá hoặc trung bình, kém. Chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân nữ và tuổi trên 60 kém hơn ở bệnh nhân nam, tuổi từ 60 trở xuống (p<0,05). Giữa mức độ đau và chất lượng cuộc sống có mối tương quan nghịch với hệ số tương quan r = 0,45, p<0,001. Kết luận: Tỷ lệ bệnh nhân điều trị nội trú tại Bộ môn Thần kinh - Bệnh viện Quân y 103 có đau mạn tính chiếm 16,7%. Chủ yếu mức độ đau ở các bệnh nhân là trung bình, nặng và rất nặng (NRS trung bình 6,67). Gần toàn bộ bệnh nhân (95,1%) có chất lượng cuộc sống từ khá trở xuống. Đau mạn tính có mối tương quan nghịch với chất lượng cuộc sống r = 0,45. 


Từ khóa: Đau mạn tính, chất lượng cuộc sống, Bộ môn Thần kinh - Bệnh viện Quân y 103.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Vũ Văn Vũ, Võ Thị Xuân Hạnh, Phạm Thị Thanh Giang và cộng sự (2010) Khảo sát tình trạng đau và chất lượng cuộc sống bệnh nhân ung thư giai đoạn tiến xa tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Hồ Chí Minh 7/2009 - 7/2010. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 14(4), tr. 811-822.
2. Mathilde MH, Farina FF, Philippe C et al (2018) Chronic back pain and its association with quality of life in a large French population survey. Health Qual Life Outcomes 16: 195-197.
3. Yongjun Z, Tingjie Z, Xiaoqiu Y et al (2020) A survey of chronic pain in China. Libyan J Med 15(1): 30-35.
4. Lily RMZ et al (2014) A systematic review of the prevalence and measurement of chronic pain in Asian adults. Pain Management Nursing 2014: 1-13.
5. Didier B et al (2008) Prevalence of chronic pain with neuropathic characteristics in the general population. PAIN, Elsevier 136(3): 380-387.
6. Pedisic Z, Pranic S, Jurakic D (2013) Relationship of back and neck pain with quality of life in the Croatian general population. J Manipulative Physiol Ther 36(5): 267-275.
7. Sadosky AB, Taylor-Stokes G, Lobosco S et al (2013) Relationship between self-reported low-back pain severity and other patient-reported outcomes: Results from an observational study. Clinical Spine Surgery 26(1): 8–14
8. Mutubuki EN, Beljon Y, Maas ET et al (2020) The longitudinal relationships between pain severity and disability versus health-related quality of life and costs among chronic low back pain patients. Qual Life Res 29(1): 275-287.
9. Nasution IK, Lubis NDA, Amelia S et al (2018) The correlation of pain intensity and quality of life in chronic LBP patients in Adam Malik general hospital. ICTROMI IOP Publishing, Series: Earth and Environmental Science 125: 121-123.
10. Astrid KW, Rustøen T, Berit R et al (2009) The complexity of the relationship between chronic pain and quality of life: A study of the general Norwegian population. Qual Life Res 18(8): 971-980.