Khảo sát tình hình tuân thủ dùng thuốc giảm đau trên bệnh nhân can thiệp nha khoa ngoại trú tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

  • Nguyễn Thị Hải Yến Bệnh viện TWQĐ 108
  • Lê Huy Thái Bệnh viện TWQĐ 108
  • Phạm Thị Hồng Vân Bệnh viện TWQĐ 108
  • Nguyễn Thị Minh Thu Bệnh viện TWQĐ 108
  • Chu Thị Thu Phương Bệnh viện TWQĐ 108
  • Vũ Mạnh Hà Bệnh viện TWQĐ 108
  • Quách Thị Thoa Bệnh viện TWQĐ 108

Main Article Content

Keywords

Giảm đau, can thiệp nha khoa, tuân thủ

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát sự tuân thủ dùng thuốc giảm đau trên bệnh nhân ngoại trú sau can thiệp nha khoa. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang, sử dụng bộ câu hỏi thông qua hình thức phỏng vấn trực tiếp hoặc qua điện thoại. Kết quả: Tuổi trung bình của 259 bệnh nhân là 63,0; Huỷ răng là can thiệp nha khoa phổ biến nhất (42,8%). Phần lớn bệnh nhân đau ở mức độ trung bình (86,1%) và nhẹ (13,9%). Phác đồ giảm đau phổ biến nhất được sử dụng là paracetamol đơn độc (73,0%). Tỷ lệ không tuân thủ dùng thuốc giảm đau là 23,2%; 19,3% bệnh nhân mô tả không đúng hướng dẫn dùng thuốc của cán bộ y tế. Các khó khăn trong việc tuân thủ việc dùng thuốc mà bệnh nhân chọn chủ yếu là: Đau là diễn biến tự nhiên của bệnh cần phải chịu đựng, thuốc giảm đau chỉ nên uống khi đau, không nên dùng liên tục kể cả khi có đau, sợ các tác dụng phụ khi sử dụng thuốc giảm đau. Kết luận: Gần 1/5 số bệnh nhân không tuân thủ việc sử dụng thuốc giảm đau; những khó khăn chính từ bệnh nhân trong quản lý đau sau can thiệp nha khoa bao gồm: Quan niệm rằng thuốc giảm đau chỉ nên uống khi đau, cố chịu đau, sợ tác dụng phụ.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Grichnik KP, Ferrante FM (1991) The difference between acute and chronic pain. Mt Sinai J Med 58(3):217-20. PMID: 1875958.
2. Bộ Y tế (2022) Hướng dẫn chăm sóc giảm nhẹ.
3. Oral analgesics for acute dental pain (2024) American Dental Association. Accessed. https://www.ada.org/en/resources/research/science-and-researchinstitute/oral-health-topics/oral-analgesics-for-acute-dental-pain.
4. Mark AM (2024) Reducing dental pain in teens and adults. J Am Dent Assoc 155(2): 190. doi: 10.1016/j.adaj.2023.11.007. PMID: 38325971.
5. World Health Organization (2018) WHO guidelines for the pharmacological and radiotherapeutic management of cancer pain in adults and adolescents, pp.
6. Bùi Thanh Loan, Đoàn Lực, Phan Thị Quỳnh Nga, Quách Phụng Linh, Nguyễn Tứ Sơn (2022) Khảo sát việc sử dụng thuốc giảm đau và những rào cản trong quản lý đau ung thư trên bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện K2. Tạp chí Y học Việt Nam, 508(1). https://doi.org/10.51298/vmj.v508i1.1544.
7. Oldenmenger WH, Sillevis Smitt PA, van Dooren S, Stoter G, CC van der Rijt (2009) A systematic review on barriers hindering adequate cancer pain management and interventions to reduce them: a critical appraisal. Eur J Cancer 45(8): 1370-1380.