Đánh giá hiệu quả và tính an toàn của kỹ thuật lấy sỏi thận qua da đường hầm nhỏ dưới hướng dẫn của siêu âm không đặt ống thông niệu quản ngược dòng

  • Kiều Đức Vinh Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Đỗ Tuấn Anh Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Chử Lê Thanh Hùng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Ống thông niệu quản, sỏi thận, lấy sỏi thận qua da đường hầm nhỏ

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả và tính an toàn của kỹ thuật lấy sỏi thận qua da đường hầm nhỏ dưới hướng dẫn của siêu âm không đặt ống thông niệu quản trong điều trị sỏi tiết niệu trên. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu mô tả cắt ngang 57 bệnh nhân sỏi thận và/hoặc sỏi niệu quản trên được điều trị bằng kỹ thuật lấy sỏi qua da đường hầm nhỏ dưới hướng dẫn của siêu âm không đặt ống thông niệu quản ngược dòng từ tháng 01/2024 đến tháng 6/2024 tại Bệnh viện TƯQĐ 108. Đánh giá tỷ lệ thành công chọc dò và tạo đường hầm vào thận khi không đặt ống thông niệu quản ngược dòng; kết quả sạch sỏi; các biến chứng; thời gian thực hiện phẫu thuật và thời gian hậu phẫu. Kết quả: Tuổi trung bình là 55,8 ± 13,9, thấp nhất là 28 tuổi, cao nhất là 84 tuổi. 40 (70,2%) BN là nam giới và 17 (29,8%) BN là nữ giới. Kích thước sỏi trung bình là 21,7 ± 5,6mm. Giãn đài bể thận độ I, II, III và giãn khu trú đài thận lần lượt là 15 (26,3%) BN, 36 (63,2%) BN, 5 (8,8%) BN và 1 (1,8%) BN. Chọc dò tạo đường hầm lần đầu thành công đạt 55 (96,5%) BN. Dùng rọ gắp sỏi niệu quản xuôi dòng 3 (5,3%) BN. Nội soi ngược dòng niệu quản tán sỏi 1 (1,8%) BN. Kết quả sạch sỏi đạt 53 (93,0%) BN. Thời gian phẫu thuật trung bình 30,2 ± 5,6 phút. Thời gian nằm viện trung bình là 1,7 ± 0,9 ngày. Sốt sau mổ 4 (7,0%) BN, không gặp biến chứng nặng. Kết luận: Lấy sỏi thận qua da đường hầm nhỏ dưới hướng dẫn của siêu âm không đặt ống thông niệu quản an toàn, cho kết quản tốt, rút ngắn thời gian phẫu thuật và hậu phẫu, chỉ định tốt cho những trường hợp sỏi thận và sỏi niệu quản trên có biến chứng giãn đài bể thận.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Fernström I, and Johansson B (1976) Percutaneous pyelolithotomy. A new extraction technique. Scand J Urol Nephro L 10(3): 257-259.
2. Goodwin WE, Casey WC and Woolf W (1955) Percutaneous trocar (needle) nephrostomy in hydronephrosis. JAMA 157(11): 891-894.
3. Florido C, Herren JL, Pandhi MB et al (2020) Emergent Percutaneous Nephrostomy for Pyonephrosis: A Primer for the On-Call Interventional Radiologist. Semin Intervent Radiol 37(1): 74-84.
4. Dyer RB, Regan JD, Kavanagh PV et al (2002) Percutaneous nephrostomy with extensions of the technique: step by step. Radiographics 22(3): 503-525.
5. Jamil MN, Haq FU, Islam EU et al (2022) Comparison Between Supine Position Versus Prone Position In Percutaneous Nephrolithotomy: A Single Centered Analysis Of 623 Cases. J Ayub Med Coll Abbottabad 34(Suppl 1)(4):S1003-S1007.
6. Proietti S, Rodríguez-Socarrás ME, Eisner B et al (2019) Supine percutaneous nephrolithotomy: tips and tricks. Transl Androl Urol 8(4):S381-S388.
7. Simayi A, Tayier T, Aimaier A et al (2023) Ultrasound-guided mini-percutaneous nephrolithotomy in the treatment of upper urinary tract stones in children: A single-center evaluation. Asian J Surg 46(1): 1-5.
8. Chen W, Shi Z, Feng J et al (2023) Effects of severe hydronephrosis on surgical outcomes of minimally invasive percutaneous nephrolithotomy (MPCNL). Wideochir Inne Tech Maloinwazyjne 18(2): 328-342.
9. Zhang X, Zhu Z, Shen D et al (2022) Ultrasound-guided percutaneous nephrolithotomy without indwelling ureteral catheter in older adults with upper urinary calculi: A retrospective study. Medicine (Baltimore) 101(43): 31285.
10. Peng C, Chen Z, Xu J et al (2021) Risk factors for urinary infection after retrograde upper urinary lithotripsy: Implication for nursing. Medicine (Baltimore); 100(31):e26172.
11. Akbulut F, Ucpinar B, Savun M et al (2015) A Major Complication in Micropercutaneous Nephrolithotomy: Upper Calyceal Perforation with Extrarenal Migration of Stone Fragments due to Increased Intrarenal Pelvic Pressure. Case Rep Urol: 792780.
12. Erkoc M, Bozkurt M, Danis E et al (2022) Comparison of mini-PCNL and retrograde intrarenal surgery in the treatment of kidney stones over 50-year-old patients. Urologia 89(4): 575-579.