Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả xử trí rau tiền đạo ở thai phụ có sẹo mổ đẻ cũ tại Bệnh viện Trung ương Thái nguyên
Main Article Content
Keywords
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả xử trí rau tiền đạo (RTĐ) ở thai phụ có sẹo mổ đẻ cũ (SMĐC) tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên từ 01/01/2019 đến 31/12/2023. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang lấy mẫu hồi cứu dựa vào thông tin bệnh án 60 thai phụ RTĐ có SMĐC tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên từ 01/01/2019 đến 31/12/2023. Kết quả: Tuổi trung bình của thai phụ là 33,45 ± 4,72, phổ biến nhất là nhóm tuổi ≥ 35, chiếm 43,3%. RTĐ gặp chủ yếu ở nhóm đối tượng có SMĐC 2 lần 48,7% và tiền sử nạo hút thai 56,7%. Đau bụng và ra máu khi vào viện là triệu chứng lâm sàng hay gặp nhất chiếm 40%. Thai phụ thiếu máu trước mổ chiếm 35%. Tỷ lệ RTĐ trung tâm là 66,7%. Chỉ định mổ cấp cứu chiếm 61,7%. Bảo tồn tử cung 56,7% các trường hợp. Có 2 trường hợp chảy máu phải mổ lại, 1 trường hợp tổn thương bàng quang. Không có trường hợp tử vong mẹ. Kết luận: Tỷ lệ RTĐ tăng cao ở nhóm: Sản phụ SMĐC 2 lần, sản phụ có tiền sử nạo hút thai. Đau bụng và ra máu là triệu chứng hay gặp nhất. Tỷ lệ cắt tử cung sau mổ lấy thai cao. Biến chứng có thể gặp khi phẫu thuật là chảy máu và tổn thương bàng quang.
Article Details
Các tài liệu tham khảo
2. Bakker R (2024) Placenta Previa. Medscape. https://emedicine.medscape.com/article/262063-overview.
3. Silver RM, Landon MB, Rouse DJ et al (2006) Maternal morbidity associated with multiple repeat cesarean deliveries. Obstet Gynecol 107: 1226-1232.
4. Ryu JM, Choi YS & Bae JY (2019) Bleeding control using intrauterine continuous running suture during cesarean section in pregnant women with placenta previa. Archives of gynecology and obstetrics 299: 135-139.
5. Marshall NE, Fu R & Guise JM (2011) Impact of multiple cesarean deliveries on maternal morbidity: a systematic review. American journal of obstetrics and gynecology 205, 262, 261-268.
6. Shaamash AH, AlQasem MH, Mahfouz AA, Al Ghamdi DS, Eskandar MA (2024) Major placenta previa among patients with and without previous cesarean section: Maternal characteristics, outcomes and risk factors. European Journal of Obstetrics & Gynecology and Reproductive Biology 296: 280-285.
7. Qamar S, Kanwal R, Rasheed M, Zafar O (2019) Association of placenta praevia with multiparity & previous caesarean section in pregnant women. Pakistan Armed Forces Medical Journal 69: 43-46.
8. Isar A, Malik A, Paru SA et al (2021) Frequency of Placenta Previa in Women with Previous Caesarean Section. Methodology 15: 2359-2361.
9. Matalliotakis M, Velegrakis A, Goulielmos GN et al (2017) Association of placenta previa with a history of previous cesarian deliveries and indications for a possible role of a genetic component. Balkan journal of medical genetics: BJMG 20: 5-10.
10. Jenabi E, Salimi Z, Bashirian S, Khazaei S, Ayubi E (2022) The risk factors associated with placenta previa: An umbrella review. Placenta 117: 21-27.
11. Lê Thị Năm, Nguyễn Duy Ánh, Đỗ Tuấn Đạt & Trương Quang Vinh (2022) Một số đặc điểm của các trường hợp bảo tồn tử cung trong mổ lấy thai bệnh lý rau tiền đạo cài răng lược có sẹo mổ đẻ cũ tại Bệnh viện phụ sản Hà Nội. Tạp chí Y học Việt Nam, 519.
12. Trần Danh Cường (2011) Chẩn đoán rau cài răng lược bằng siêu âm Doppler màu. Hội nghị Sản phụ khoa Việt-Pháp năm, tr. 119-124.
13. Trần Khánh Hòa (2018) Nghiên cứu xử trí rau tiền đạo cài răng lược trên sẹo mổ lấy thai cũ tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Luận văn chuyên khoa cấp II, Đại học Y Hà Nội.
14. Lê Xuân Thắng (2020) Nghiên cứu kết quả phẫu thuật rau cài răng lược trên bệnh nhân có sẹo mổ lấy thai tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Luận văn chuyên khoa cấp II, Đại học Y Hà Nội.
15. Nguyễn Thị Thu Hà & Đỗ Tuấn Đạt (2024) Nhận xét về xử trí rau tiền đạo trung tâm rau cài răng lược tại Bệnh viện phụ sản Hà Nội. Tạp chí Y học Việt Nam tr. 539.