Kết quả sớm phẫu thuật bắc cầu mạch vành trên bệnh nhân có bệnh mạch vành mạn tính tại Bệnh viện thành phố Thủ Đức giai đoạn 2018 - 2023

  • Nguyễn Ngọc Tín Bệnh viện Thành phố Thủ Đức
  • Nguyễn Kim Anh Bệnh viện Thành phố Thủ Đức
  • Vũ Trí Thanh Bệnh viện Thành phố Thủ Đức
  • Lâm Thảo Cường Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Main Article Content

Keywords

Phẫu thuật bắc cầu mạch vành, biến chứng sớm sau phẫu thuật, bệnh lý mạch vành mạn tính.

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả kết quả sớm bao gồm đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng trước và trong phẫu thuật, các kết quả hậu phẫu, biến chứng chung và tử vong sớm trong viện. Đối tượng và phương pháp: Các bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật bắc cầu mạch vành tại Bệnh viện Thành phố Thủ Đức giai đoạn 2018 - 2023. Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu, mô tả loạt ca không đối chứng. Kết quả: 34 trường hợp trong nghiên cứu có tuổi trung bình là 66,7 ± 7,2 tuổi, nam chiếm 55,9%, độ tuổi < 70 chiếm 67,6%. Các bệnh nội khoa và yếu tố nguy cơ thường gặp là tăng huyết áp 79,4%, đái tháo đường chiếm 55,9%, rối loạn lipid máu chiếm 23,5%. Chức năng thất trái trước mổ EF trung bình 58,29 ± 9,14%. Tổn thương ghi nhận 3 nhánh động mạch vành chiếm 70,6%, thân chung đi kèm khoảng 26,5%. Thời gian phẫu thuật trung bình là 291,8 ± 88,0 phút, ngắn nhất 200 phút, dài nhất là 560 phút. Số lượng cầu nối được thực hiện trung bình là 2,7 ± 0,5 cầu nối. Có 67,6% ca mổ được sử dụng 2 động mạch vú trong và 1 tĩnh mạch hiển lớn dùng làm cầu nối. Thời gian thở máy, thời gian nằm hồi sức, thời gian nằm viện sau mổ trung bình lần lượt là 19,1 ± 27,3 giờ (thở máy kéo dài chiếm 11,8%), 4,2 ± 1,9 ngày, 13 ± 4,3 ngày. Tỷ lệ tử vong thấp với 2,94% và bệnh nhân có sự cải thiện lâm sàng đau thắt ngực rõ rệt sau mổ 30 ngày. Tiền căn suy thận mạn tính trước phẫu thuật có ảnh hưởng đến tỷ lệ suy thận cấp sau mổ của bệnh nhân. Kết luận: Phẫu thuật bắc cầu mạch vành tại Bệnh viện Thành phố Thủ Đức bước đầu đã đạt được kết quả đáng mong đợi với tỷ lệ tử vong thấp.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Serruys PW, Morice MC, Kappetein AP, Colombo A, Holmes DR, Mack MJ, Ståhle E, Feldman TE, van den Brand M, Bass EJ, Van Dyck N, Leadley K, Dawkins KD, Mohr FW; SYNTAX Investigators (2009) Percutaneous Coronary Intervention versus Coronary-Artery Bypass Grafting for Severe Coronary Artery Diseas. N Engl J Med (360): 961-972.
2. Mohr FW, Morice MC, Kappetein AP et al (2013) Coronary artery bypass graft surgery versus percutaneous coronary intervention in patients with three-vessel disease and left main coronary disease: 5-year follow-up of the randomised, clinical SYNTAX trial. Lancet 381(9867): 629-638.
3. Head SJ, Davierwala PM, Serruys PW et al (2014) Coronary artery bypass grafting vs. percutaneous coronary intervention for patients with three-vessel disease: final five-year follow-up of the SYNTAX trial. Eur Heart J 35(40): 2821-2830.
4. Kimura T, Morimoto TY, Furukawa Y et al (2008) Long-term outcomes of coronary-artery bypass graft surgery versus percutaneous coronary intervention for multivessel coronary artery disease in the bare-metal stent era. Circulation 118(14): 199-209.
5. Farkouh ME, Domanski M, Sleeper LA et al (2012) Strategies for multivessel revascularization in patients with diabetes. N Engl J Med 367(25): 2375-2384.
6. Nguyễn Hoàng Định (2011) Nghiên cứu hiêu quả sử dụng động mạch ngực trong trái trong phẫu thuật bắc cầu chủ vành. Luận án tiến sỹ Y học - Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
7. Nguyễn Văn Phan (2014) Đánh giá kết quả sớm phẫu thuật bắc cầu động mạch ở bệnh nhân tổn thương 3 nhánh động mạch vành. Tạp chí Phẫu thuật Tim mạch và Lồng ngực Việt Nam, số 6- tháng 2/2014, tr. 47-58.
8. Văn Hùng Dũng (2010) Bắc cầu chủ-vành sử dụng toàn bộ cầu nối là động mạch. Chuyên đề tim mạch học, số 9, tr. 13- 17.
9. Nguyễn Công Hựu (2018) Nghiên cứu phẫu thuật bắc cầu chủ-vành ở bệnh nhân hẹp ba thân động mạch vành tại Trung tâm Tim mạch Bệnh viện E. Luận án tiến sỹ Y học, Trường đại học Y Hà Nội.
10. Eagle KA, Guyton RA, Davidoff R, Edwards FH, Ewy GA, Gardner TJ, Hart JC, Herrmann HC, Hillis LD, Hutter AM Jr, Lytle BW, Marlow RA, Nugent WC, Orszulak TA; American College of Cardiology; American Heart Association (2004) ACC/AHA 2004 guideline update for coronary artery bypass graft surgery: a report of the American College of Cardiology/American Heart Association Task Force on Practice Guidelines (Committee to Update the 1999 Guidelines for Coronary Artery Bypass Graft Surgery). Circulation 110(14):e340-437. Erratum in: Circulation 111(15):2014.
11. Kwon JT, Jung TE, Lee DH (2019) Predictive risk factors of acute kidney injury after on-pump coronary artery bypass grafting. Ann Transl Med 7(3): 44. doi: 10.21037/atm.2018.12.61.
12. Rydén L, Sartipy U, Evans M, Holzmann MJ (2014) Acute kidney injury after coronary artery bypass grafting and long-term risk of end-stage renal disease. Circulation 130(23):2005-2011. doi: 10.1161/CIRCULATIONAHA.114.010622.