Ảnh hưởng của túi thừa quanh bóng Vater tới đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân sỏi đường mật

  • Nguyễn Anh Tuấn Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Thị Huyền Trang Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Thái Doãn Kỳ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Phạm Minh Ngọc Quang Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Lâm Tùng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Trần Văn Thanh Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Thị Huế Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Mai Thanh Bình Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Túi thừa quanh bóng Vater, sỏi mật, lâm sàng, cận lâm sàng

Tóm tắt

Mục tiêu: Túi thừa quanh bóng Vater (Periampullary diverticulum - PAD) là một biến thể giải phẫu phổ biến trong đường tiêu hóa, được ghi nhận có thể ảnh hưởng đến bệnh lý sỏi mật. Nghiên cứu này nhằm đánh giá ảnh hưởng của PAD đối với lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân sỏi mật tại thời điểm nhập viện. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu mô tả trên 785 lượt bệnh nhân chẩn đoán sỏi đường mật, thực hiện nội soi mật tụy ngược dòng tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ tháng 01/2021 đến tháng 12/2022. Bệnh nhân được chia thành hai nhóm: Nhóm có túi thừa quanh bóng Vater (PAD) (n = 180) và nhóm không có túi thừa quanh bóng Vater (NPAD, n = 605). Các thông tin lâm sàng và cận lâm sàng được thu thập từ hồ sơ bệnh án và phân tích. Kết quả: Tỷ lệ PAD trong nghiên cứu là 22,9%, với tỷ lệ phát hiện PAD tăng theo tuổi, đặc biệt ở bệnh nhân trên 60 tuổi (82,8%). PAD không ảnh hưởng đến triệu chứng lâm sàng cơ bản (đau bụng, sốt, vàng da) so với NPAD. Tuy nhiên, tỷ lệ viêm đường mật mức độ nặng cao hơn đáng kể ở nhóm PAD (25% vs. 17,3%, p=0,03), tỷ lệ nhiễm khuẩn huyết cũng nhiều hơn (15,6% vs 8,9%, p=0,02). Tỷ lệ phát hiện sỏi đường mật trong gan và sỏi kết hợp ống mật chủ - gan thấp hơn ở nhóm PAD so với NPAD. Kết luận: PAD không làm thay đổi triệu chứng lâm sàng nhưng có liên quan đến tăng mức độ viêm đường mật và biến chứng nhiễm khuẩn. Cần thêm các nghiên cứu để làm rõ vai trò của PAD trong cơ chế bệnh lý sỏi mật.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Yue P, Zhu KX, Wang HP et al (2020) Clinical significance of different periampullary diverticulum classifications for endoscopic retrograde cholangiopancreatography cannulation. World J Gastroenterol 26(19): 2403-2415. doi: 10.3748/wjg.v26.i19.2403.
2. Zheng H, Yan S, Li D, Xue Y, Deng X (2021) Influence of periampullary diverticula on endoscopic retrograde cholangiopancreatography. Exp Ther Med 21(4): 410. doi:10.3892/etm.2021.9841.
3. Kim CW, Chang JH, Kim JH, Kim TH, Lee IS, Han SW (2013) Size and type of periampullary duodenal diverticula are associated with bile duct diameter and recurrence of bile duct stones. J Gastroenterol Hepatol 8(5): 893-898. doi:10.1111/jgh.12184.
4. Shi HX, Ye YQ, Zhao HW et al (2023) A new classification of periampullary diverticulum: cannulation of papilla on the inner margins of the diverticulum (Type IIa) is more challenging. BMC Gastroenterol 23(1): 252. doi:10.1186/s12876-023-02862-9.
5. Sun Z, Bo W, Jiang P, Sun Q (2016) Different types of periampullary duodenal diverticula are associated with occurrence and recurrence of bile duct stones: A case-control study from a chinese center. Gastroenterol Res Pract:9381759. doi: 10.1155/2016/9381759.
6. Nguyễn Công Long, Nguyễn Thanh Nam (2022) Đánh giá mối liên hệ giữa túi thừa tá tràng cạnh nhú và sỏi đường mật. Tạp chí Y học Việt Nam 514, tr. 62-64.
7. Thái Doãn Kỳ, Phạm Minh Ngọc Quang, Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Lâm Tùng, Trần Văn Thanh, Mai Thanh Bình (2023) Đánh giá hiệu quả và an toàn của phương pháp nội soi mật tụy ngược dòng điều trị sỏi đường mật tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Tạp chí Y dược lâm sàng 108, 18(7), tr. 47-52.
8. Mai Thanh Bình, Nguyễn Anh Tuấn, Phạm Minh Khương, Thái Doãn Kỳ (2023) Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân sỏi đường mật tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Tạp chí Y dược lâm sàng 108 18(7), tr. 47-52.