Khảo sát một số yếu tố liên quan đến mức độ nặng và kết quả điều trị ban đầu phản vệ

  • Đỗ Thanh Hòa Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Phản vệ, mức độ nặng, kết quả điều trị

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát một số yếu tố liên quan đến mức độ nặng và kết quả điều trị ban đầu phản vệ. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả hồi cứu cắt ngang trên 203 bệnh nhân chẩn đoán phản vệ tại Khoa Cấp cứu - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ năm 2021-2023. Thu thập các đặc điểm lâm sàng và điều trị. Đánh giá mối liên quan mức độ nặng phản vệ với các yếu tố liên quan và các yếu tố tiên lượng kết quả điều trị ban đầu ở bệnh nhân phản vệ. Kết quả: Tuổi trung bình là 45,6 (năm), nữ giới chiếm 61,6%. Không tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa mức độ nặng của phản vệ với các nguyên nhân: Thuốc (p=0,235), thức ăn (p=0,082), côn trùng (p=0,154) và nguyên nhân khác (p=0,143). Không có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa mức độ nặng của phản vệ và đường vào của dị nguyên: Truyền tĩnh mạch (p=0,107); tiêm bắp (p=0,566); hô hấp (p=1,00); tiêu hóa (p=0,071), côn trùng đốt (p=0,253) và qua da (p=0,570). Kết quả điều trị ban đầu kém liên quan với thời gian bắt đầu tiêm adrenalin từ khi khởi phát triệu chứng > 30 phút (OR = 1,54; 95% CI: 1,17-2,04) và sử dụng adrenalin > 2 liều (OR = 16,7; 95% CI: 1,11-253,71). Kết luận: Mức độ nặng phản vệ không phụ thuộc vào nguyên nhân và đường vào của dị nguyên gây phản vệ. Kết quả điều trị ban đầu kém liên quan với thời gian bắt đầu dùng adrenalin muộn và sử dụng adrenalin > 2 liều.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Cardona V, Ansotegui IJ, Ebisawa M et al (2020) World allergy organization anaphylaxis guidance 2020. World Allergy Organ J 13(10): 100472. doi:10.1016/j.waojou.2020.100472.
2. Kim SY, Kim MH, Cho YJ (2018) Different clinical features of anaphylaxis according to cause and risk factors for severe reactions. Allergol Int 67(1): 96-102. doi:10.1016/j.alit.2017.05.005.
3. Bộ Y tế (2017) Hướng dẫn phòng, chẩn đoán và xử trí phản vệ. Thông tư 51/2017 BYT.
4. Ahanchian H, Behmanesh F, Azad FJ et al (2018) A survey of anaphylaxis etiology and treatment. Med Gas Res 8(4): 129-134. doi:10.4103/2045-9912.248262.
5. Brown SG (2004) Clinical features and severity grading of anaphylaxis. J Allergy Clin Immunol 114(2):371-376. doi:10.1016/j.jaci.2004.04.029.
6. Motosue MS, Bellolio MF, Van Houten HK, Shah ND, Campbell RL (2017) Increasing Emergency Department Visits for Anaphylaxis, 2005-2014. J Allergy Clin Immunol Pract 5(1): 171-175. doi: 10.1016/j.jaip.2016.08.013.
7. Pourmand A, Robinson C, Syed W, Mazer-Amirshahi M (2018) Biphasic anaphylaxis: A review of the literature and implications for emergency management. Am J Emerg Med 36(8): 1480-1485. doi:10.1016/j.ajem.2018.05.009.
8. Simons FE, Ardusso LR, Bilò MB et al (2011) World allergy organization guidelines for the assessment and management of anaphylaxis. World Allergy Organ J 4(2): 13-37. doi:10.1097/WOX.0b013e318211496c.
9. Ye YM, Kim MK, Kang HR et al (2015) Predictors of the severity and serious outcomes of anaphylaxis in korean adults: a multicenter retrospective case study. Allergy Asthma Immunol Res 7(1): 22-29. doi:10.4168/aair.2015.7.1.22.
10. Brown SG, Stone SF, Fatovich DM et al (2013) Anaphylaxis: clinical patterns, mediator release, and severity. J Allergy Clin Immunol 132(5): 1141-1149.e5. doi:10.1016/j.jaci.2013.06.015.
11. Alqurashi W, Stiell I, Chan K, Neto G, Alsadoon A, Wells G (2015) Epidemiology and clinical predictors of biphasic reactions in children with anaphylaxis. Ann Allergy Asthma Immunol115(3):217-223.e2. doi:10.1016/j.anai.2015.05.013.
12. Shaker MS, Wallace DV, Golden DBK, et al (2020) Anaphylaxis-a 2020 practice parameter update, systematic review, and Grading of Recommendations, Assessment, Development and Evaluation (GRADE) analysis. J Allergy Clin Immunol 145(4): 1082-1123. doi:10.1016/j.jaci.2020.01.017.
13. Liu X, Lee S, Lohse CM, Hardy CT, Campbell RL (2020) Biphasic reactions in emergency department anaphylaxis patients: a prospective cohort study. J Allergy Clin Immunol Pract 8(4): 1230-1238. doi:10.1016/j.jaip.2019.10.027.