Liệu thời điểm phẫu thuật bắc cầu chủ vành có ảnh hưởng đến kết quả sớm ở người bệnh nhồi máu cơ tim cấp ST không chênh lên?

  • Nguyễn Thái Minh Bệnh viện Tim Hà Nội
  • Nguyễn Sinh Hiền Bệnh viện Tim Hà Nội
  • Đoàn Quốc Hưng Bệnh viện Quốc tế Vinmec Time City

Main Article Content

Keywords

Bắc cầu chủ vành, nhồi máu cơ tim cấp, nhồi máu cơ tim cấp ST không chênh lên

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu của chúng tôi nhằm mục đích xác định tác động của thời điểm bắc cầu chủ vành đến kết quả sớm ở nhóm người bệnh này. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu 307 người bệnh nhồi máu cơ tim cấp ST không chênh lên được phẫu thuật bắc cầu chủ vành tại Bệnh viện Tim Hà Nội từ ngày 01/01/2020 đến ngày 31/12/2022. Chia 3 nhóm: Nhóm A (mổ trong vòng 24 giờ kể từ khi khởi phát triệu chứng - 30 người bệnh), nhóm B (mổ trong vòng 24-72 giờ - 65 người bệnh), nhóm C (mổ sau 72 giờ - 212 người bệnh). Đánh giá yếu tố ảnh hưởng đến thời điểm bắc cầu chủ vành ở bệnh nhân NMCT cấp có ST không chênh lên qua tỷ lệ tử vong và biến chứng sớm trong giai đoạn nằm viện. Kết quả: Không có sự khác biệt về tuổi, giới, bệnh đi kèm giữa 3 nhóm. Nhóm B có nguy cơ cao với điểm Euroscore II cao nhất (10,05%). Tỷ lệ tử vong chung tại bệnh viện là 4,2%. Tỷ lệ này của 3 nhóm lần lượt là 6,67%, 7,7% và 2,8% nhưng không khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 3 nhóm. Không có sự khác biệt về tỷ lệ mổ lại do chảy máu và thời gian nằm viện sau mổ giữa 3 nhóm. Kết luận: Thời điểm phẫu thuật bắc cầu chủ vành không ảnh hưởng đến kết quả sớm ở người bệnh nhồi máu cơ tim ST không chênh lên

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Vos T, Lim SS, Abbafati C et al (2020) Global burden of 369 diseases and injuries in 204 countries and territories, 1990-2019: A systematic analysis for the Global Burden of Disease Study 2019. The Lancet. 396(10258): 1204-1222. doi:10.1016/S0140-6736(20)30925-9.
2. Mozaffarian D, Benjamin EJ, Go AS et al (2015) Heart disease and stroke statistics 2015 update: A report from the American Heart Association. Circulation 131(4): 29-322. doi:10.1161/CIR.0000000000000152.
3. Joo JH, Liao JM, Bakaeen FG, Chu D (2018) Surgical revascularization for acute coronary syndromes: A narrative review. Vessel Plus 2(2): 2. doi:10.20517/2574-1209.2017.36.
4. Rastan AJ, Eckenstein JI, Hentschel B et al (2006) Emergency coronary artery bypass graft surgery for acute coronary syndrome: beating heart versus conventional cardioplegic cardiac arrest strategies. Circulation 114(1): 477-485. doi:10.1161/CIRCULATIONAHA.105.001545.
5. Caceres M, Weiman DS (2013) Optimal timing of coronary artery bypass grafting in acute myocardial infarction. Ann Thorac Surg 95(1): 365-372. doi:10.1016/j.athoracsur.2012.07.018.
6. Parikh SV, de Lemos JA, Jessen ME et al (2010) Timing of in-hospital coronary artery bypass graft surgery for non–ST-segment elevation myocardial infarction patients. JACC: Cardiovascular Interventions. 3(4): 419-427. doi:10.1016/j.jcin.2010.01.012.
7. Lang Q, Qin C, Meng W (2022) Appropriate timing of coronary artery bypass graft surgery for acute myocardial infarction patients: A meta-analysis. Front Cardiovasc Med. 9: 794925. doi:10.3389/fcvm.2022.794925.
8. Davierwala PM, Verevkin A, Leontyev S, Misfeld M, Borger MA, Mohr FW (2015) Does timing of coronary artery bypass surgery affect early and long-term outcomes in patients with non-st-segment-elevation myocardial infarction? Circulation 132(8): 731-740. doi:10.1161/CIRCULATIONAHA.115.015279.
9. Weiss ES, Chang DD, Joyce DL, Nwakanma LU, Yuh DD (2008) Optimal timing of coronary artery bypass after acute myocardial infarction: A review of California discharge data. J Thorac Cardiovasc Surg 135(3): 503-511, 511. 1-3. doi:10.1016/j.jtcvs.2007.10.042.
10. Nichols EL, McCullough JN, Ross CS et al (2017) Optimal timing from myocardial infarction to coronary artery bypass grafting on hospital mortality. The Annals of Thoracic Surgery 103(1): 162-171. doi:10.1016/j.athoracsur.2016.05.116.
11. Bianco V, Kilic A, Gleason TG et al (2021) Timing of coronary artery bypass grafting after acute myocardial infarction may not influence mortality and readmissions. J Thorac Cardiovasc Surg 161(6): 2056-2064.e4. doi:10.1016/j.jtcvs.2019.11.061.
12. Parikh SV, de Lemos JA, Jessen ME et al (2010) Timing of In-Hospital Coronary Artery Bypass Graft Surgery for Non–ST-Segment Elevation Myocardial Infarction Patients: Results From the National Cardiovascular Data Registry ACTION Registry-GWTG (Acute Coronary Treatment and Intervention Outcomes Network Registry-Get With The Guidelines). JACC: Cardiovascular Interventions 3(4): 419-427. doi:10.1016/j.jcin.2010.01.012.
13. Chen HL, Liu K (2014) Timing of coronary artery bypass graft surgery for acute myocardial infarction patients: A meta-analysis. International Journal of Cardiology. 177(1): 53-56. doi:10.1016/j.ijcard.2014.09.127.
14. Rohn V, Grus T, Belohlavek J, Horak J (2017) Surgical revascularisation in the early phase of ST-segment elevation myocardial infarction: Haemodynamic status is more important than the timing of the operation. Heart, Lung and Circulation. 26(12): 1323-1329. doi:10.1016/j.hlc.2017.01.009.
15. Alghamdi AA, Moussa F, Fremes SE (2007) Does the Use of Preoperative Aspirin Increase the Risk of Bleeding in Patients Undergoing Coronary Artery Bypass Grafting Surgery? Systematic Review and Meta-Analysis. J Cardiac Surgery 22(3): 247-256. doi:10.1111/j.1540-8191.2007.00402.x.