Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị đa chấn thương có tổn thương gan tại Trung tâm Hồi sức tích cực - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

  • Ngô Đình Trung Bệnh viện TWQĐ 108
  • Nguyễn Chí Tâm Bệnh viện TWQĐ 108
  • Nguyễn Tài Thu Bệnh viện TWQĐ 108
  • Đỗ Văn Nam Bệnh viện TWQĐ 108
  • Đào Trọng Chính Bệnh viện TWQĐ 108
  • Thân Thị Phượng Bệnh viện TWQĐ 108
  • Nguyễn Thị Phương Thảo Bệnh viện TWQĐ 108
  • Nguyễn Thị Quỳnh Giang Bệnh viện TWQĐ 108
  • Đào Văn Duy Bệnh viện TWQĐ 108
  • Lưu Xuân Huân Bệnh viện TWQĐ 108

Main Article Content

Keywords

Chấn thương gan, đa chấn thương

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân chấn thương gan trong bệnh cảnh đa chấn thương. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả hồi cứu và tiến cứu các trường hợp chấn thương gan trong bệnh cảnh đa chấn thương điều trị tại Trung tâm Hồi sức tích cực, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ tháng 01/2022 đến tháng 9/2023. Kết quả: Có 80 bệnh nhân chấn thương gan nhập viện, tuổi trung bình là 34,1 ± 13,1, nam giới chiếm 85%, nguyên nhân chủ yếu do tai nạn giao thông, tỷ lệ tử vong 25%. Tổn thương các cơ quan phối hợp gồm: Chấn thương sọ não và cột sống cổ (53,3%), hàm mặt (36,6%), ngực (76,6%), chi thể (46,7%), da mô mềm (23,3%). Tổn thương gan thường gặp nhất là độ III (33%) và độ IV (30%). Tỷ lệ tử vong tăng dần theo độ tổn thương gan. Điểm ISS, huyết động khi nhập viện, nồng độ creatinin, bilirubin và lactate máu có giá trị tiên lượng tử vong, trong đó nồng độ lactate có giá trị độc lập tiên lượng tử vong. Có 65% bệnh nhân được điều trị bảo tồn với kết quả sống là 89,5%. Kết luận: Chấn thương gan trong bệnh cảnh đa chấn thương gặp nhiều ở nam giới trẻ tuổi, thường đi kèm với chấn thương ngực kín và chấn thương sọ não. Ngoài tình trạng tổn thương nặng khi nhập viện, suy thận và suy gan sau chấn thương là những yếu tố tiên lượng tử vong. Việc điều trị bảo tồn chấn thương gan mang lại kết quả tốt.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Hurtuk M, Reed RL, Esposito TJ et al (2006) Trauma surgeons practice what they preach: The NTDB story on solid organ injury management. The Journal of trauma 61(2): 243-54; discussion 254-255.
2. Kozar RA, Crandall M, Shanmuganathan K et al (2018) Organ injury scaling 2018 update: Spleen, liver, and kidney. J Trauma Acute Care Surg 85(6): 1119-1122.
3. Pape HC, Lefering R, Butcher N et al (2014) The definition of polytrauma revisited: An international consensus process and proposal of the new 'Berlin definition. The journal of trauma and acute care surgery 77(5): 780-786.
4. Baker SP, O'Neill B, Haddon W et al (1974) The injury severity score: A method for describing patients with multiple injuries and evaluating emergency care. The Journal of trauma 14(3): 187-196.
5. Coccolini F, Coimbra R, Ordonez C et al (2020) Liver trauma: WSES 2020 guidelines. World Journal of Emergency Surgery 15(1): 24.
6. Barrie J, Jamdar S, Iniguez MF et al (2018) Improved outcomes for hepatic trauma in England and Wales over a decade of trauma and hepatobiliary surgery centralisation. European journal of trauma and emergency surgery: Official publication of the European Trauma Society 44(1): 63-70.
7. Hamed Elbaih A, Ali M, Abozaid A et al (2016) Role of elevated liver transaminase enzymes in diagnosis of liver injury in cases after abdominal trauma. International Surgery Journal 3: 1184-1192.
8. Afifi I, Abayazeed S, El-Menyar A et al (2018) Blunt liver trauma: a descriptive analysis from a level I trauma center. BMC surgery 18(1): 42.
9. Phạm Tiến Biên (2020) Nghiên cứu chẩn đoán và điều trị chấn thương gan tại một số bệnh viện tỉnh miền núi phía Bắc. Luận án tiến sỹ, Viện Nghiên cứu Khoa học Y Dược Lâm sàng 108.
10. Saviano A, Ojetti V, Zanza C et al (2022) Liver Trauma: Management in the Emergency Setting and Medico-Legal Implications. Diagnostics (Basel). 12(6):1456. doi: 10.3390/diagnostics12061456.
11. David Richardson J, Franklin GA, Lukan JK et al (2000) Evolution in the management of hepatic trauma: a 25-year perspective. Annals of surgery, 232(3): 324-330.