Hiệu quả can thiệp nâng cao kiến thức và thực hành sử dụng công nghệ thông tin trong tổ chức cấp cứu bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não cấp ở 6 bệnh viện khu vực phía Bắc, 2023-2024

  • Lê Vương Quý Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Hiệu quả can thiệp, công nghệ thông tin, kiến thức, thực hành, cấp cứu bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não cấp

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả can thiệp nâng cao kiến thức và thực hành sử dụng công nghệ thông tin và phần mềm quản lý kết nối giữa các bệnh viện trong tổ chức cấp cứu bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não cấp ở 6 bệnh viện khu vực phía Bắc, giai đoạn 2023-2024. Đối tượng và phương pháp: Thiết kế nghiên cứu can thiệp không đối chứng được thực hiện trên 159 nhân viên y tế (trước can thiệp) và 157 nhân viên y tế (sau can thiệp) tại 6 bệnh viện. Các hoạt động can thiệp tập trung chủ yếu là đào tạo liên tục và giám sát hỗ trợ cho các nhân viên y tế trong vòng 12 tháng kết hợp giữa trực tiếp và trực tuyến cũng như cung cấp phần mềm quản lý kết nối giữa các bệnh viện trong tổ chức cấp cứu bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não cấp và thực hành giám sát hỗ trợ các nhân viên y tế trực tiếp và trực tuyến. Số liệu về hiệu quả can thiệp được thu thập bằng phiếu phỏng vấn và quan sát dựa trên bảng kiểm trước và sau can thiệp. Kết quả và kết luận: Kiến thức và kỹ năng của nhân viên y tế trong các nội dung can thiệp tăng cao rõ rệt sau 12 tháng can thiệp. Tổng điểm kiến thức trung bình của nhân viên y tế tăng từ 2,6 ± 0,5 lên 4,5 ± 0,3 với CSHQ đạt 73,1%. Tổng điểm thực hành trung bình về công nghệ thông tin của nhân viên y tế tăng từ 2,7 ± 0,5 lên 4,6 ± 0,3 với CSHQ đạt 70,4%. Hiệu quả can thiệp phần mềm quản lý kết nối giữa các bệnh viện cấp cứu bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não cấp của NVYT đều tăng rõ rệt ở các nội dung đánh giá. Cần tiếp tục đào tạo liên tục và giám sát hỗ trợ nhằm duy trì kết quả can thiệp và đề xuất có thể mở rộng mô hình này.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Yusof MM, Kuljis J, Papazafeiropoulou A et al (2008) An evaluation framework for Health Information Systems: Human, organization and technology-fit factors (HOT-fit). Int J Med Inform 77(6): 386-398. doi:10.1016/j.ijmedinf.2007.08.011.
2. Sadoughi F, Hemmat M, Valinejadi A et al (2017) Assessment of Health Information Technology Knowledge, Attitude, and Practice among Healthcare Activists in Tehran Hospitals. IJCSNS171.
3. Demaerschalk BM (2011) Telemedicine or telephone consultation in patients with acute stroke. Curr Neurol Neurosci Rep 11(1): 42-51. doi:10.1007/s11910-010-0147-x.
4. Scott PA, Frederiksen SM, Kalbfleisch JD et al (2010) Safety of intravenous thrombolytic use in four emergency departments without acute stroke teams. Academic Emergency Medicine 17(10): 1062-1071.
5. Schwamm LH, Audebert HJ, Amarenco P et al (2009) Recommendations for the implementation of telemedicine within stroke systems of care: A policy statement from the American Heart Association. Stroke 40(7):2635-2660.
6. Schwamm LH, Holloway RG, Amarenco P et al (2009) A review of the evidence for the use of telemedicine within stroke systems of care: A scientific statement from the American Heart Association/American Stroke Association. Stroke 40(7): 2616-2634.
7. Munich SA, Tan LA, Nogueira DM et al (2017) Mobile Real-time Tracking of Acute Stroke Patients and Instant, Secure Inter-team Communication - the Join App. Neurointervention 12(2): 69-76. doi:10.5469/neuroint.2017.12.2.69.
8. Mathur S, Walter S, Grunwald IQ et al (2019) Improving prehospital stroke services in rural and underserved settings with mobile stroke units. Frontiers in neurology 10: 159. doi:10.3389/fneur.2019.00159.
9. Bộ Y tế (2021) Quyết định 28/QĐ-BYT về việc ban hành bộ tiêu chí công nghệ thông tin để thực hiện hoạt động y tế từ xa.
10. Hà Minh Đức và cộng sự (2023) Đề tài NCKH cấp tỉnh: Nghiên cứu mô hình cấp cứu đột quỵ nhồi máu não cấp tại Bệnh viện Đa khoa khu vực tỉnh An Giang. UBND Tỉnh An Giang.