Đặc điểm và giá trị của cắt lớp vi tính đa dãy đánh giá tổn thương động mạch trong chấn thương một số tạng đặc tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ

  • Đào Quang Anh Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
  • Trần Quang Lục Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
  • Trần Tuấn Anh Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
  • Bùi Công Nguyên Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
  • Trần Thanh Tùng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
  • Nguyễn Đức Trung Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ
  • Lê Mạnh Kiên Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
  • Nguyễn Thúc Định Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
  • Trần Phương Chinh Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ

Main Article Content

Keywords

Cắt lớp vi tính đa dãy, tổn thương động mạch, chấn thương tạng đặc

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu này nhằm đánh giá đặc điểm hình ảnh và giá trị của cắt lớp vi tính trong chẩn đoán tổn thương động mạch ở bệnh nhân chấn thương một số tạng đặc có đối chiếu với chụp mạch số hóa xóa nền. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu được thực hiện trên 51 bệnh nhân với biểu hiện lâm sàng chấn thương tạng đặc (gồm gan, lách, thận) được chẩn đoán có tổn thương động mạch trên cắt lớp vi tính, sau đó được chụp mạch số hóa xóa nền và can thiệp điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ từ tháng 01/2020 đến tháng 12/2023. Kết quả: Tuổi trung bình là 35,7 tuổi; nam giới chiếm 74,5%. Đa số bệnh nhân nhập viện với tình trạng huyết động không ổn định (60,1%). Tạng gặp nhiều nhất là gan (51%). Có 51 tổn thương động mạch được quan sát thấy trên cắt lớp vi tính bao gồm chảy máu hoạt động (80,4%), giả phình động mạch (19,6%). Giá trị chẩn đoán tổn thương động mạch giữa cắt lớp vi tính với chụp mạch số hóa xóa nền trong chảy máu hoạt động, giả phình động mạch với độ nhạy, độ đặc hiệu, độ chính xác lần lượt là 97,6%, 91,7%, 96,2% và 90%, 97,7%, 96,2%. Kết luận: Cắt lớp vi tính có độ nhạy, độ đặc hiệu, độ chính xác cao để chẩn đoán tổn thương động mạch ở bệnh nhân chấn thương một số tạng đặc.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Baghdanian AH, Armetta AS, Baghdanian AA et al (2016) CT of Major Vascular Injury in Blunt Abdominopelvic Trauma. Radiographics 36(3): 872-890. doi: 10.1148/rg.2016150160. PMID: 27163596.
2. Boonsinsukh T, Maroongroge P (2020) Effectiveness of transcatheter arterial embolization for patients with shock from abdominopelvic trauma: A retrospective cohort study. Annals of Medicine and Surgery 55: 97-100.
3. Dawoud MM, Salama AA, El-Diasty TA et al (2018) Diagnostic accuracy of computed tomography angiography in detection of post traumatic renal vascular injury. Egypt J Radiol Nucl Med 49(1): 232-238.
4. Duy Hung N, Minh Duc N, Van Sy T et al (2020) The role of computed tomography in arterial injury evaluation in solid organ trauma. Clin Ter 171(6):528-533. doi: 10.7417/CT.2020.2268.
5. Kobayashi LM, Costantini TW, Hamel MG et al (2016) Abdominal vascular trauma. Trauma Surg Acute Care Open 1(1): 000015. doi: 10.1136/tsaco-2016-000015.
6. Kozar RA, Crandall M, Shanmuganathan K et al (2018) Organ in-jury scaling 2018 update: Spleen, liver, and kidney. J Trauma Acute Care Surg 85(6): 1119-1122.
7. Marmery H, Shanmuganathan K, Mirvis SE et al (2008) Correlation of multidetector CT findings with splenic arteriography and surgery: prospective study in 392 patients. J Am Coll Surg 206(4): 685-693.
8. Roh S (2023) Endovascular embolization of persistent liver injuries not responding to conservative management: A narrative review. J Trauma Inj 36(3): 165-171.
9. Singh A, Prasad G, Mishra P, Vishkarma K, Shamim R (2021) Lessons learned from blunt trauma abdomen: Surgical experience in level I trauma centre. Turk J Surg 37(3): 277-285.
10. Thanh Dung L, Duy Hung N, Ly D (2022) Detection of arterial injuries in blunt abdominopelvic trau-ma: the value of computed tomography. LA CLINICA TERAPEUTICA 30(5): 422-429.
11. Nguyễn Mậu Định (2012) Điều trị can thiệp nội mạch các tổn thương mạch trong chấn thương tạng đặc. Tạp chí Điện Quang và Y học hạt nhân Việt Nam, Số 10-12/2012.