Phân tích đặc điểm can thiệp dược trong việc kê đơn thuốc ngoại trú tại Bệnh viện 199
Main Article Content
Keywords
Tóm tắt
Mục tiêu: Phân tích đặc điểm các vấn đề liên quan đến thuốc và đánh giá mức độ chấp thuận can thiệp dược (CTD) của bác sĩ kê đơn trong việc kê đơn thuốc ngoại trú. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả, hồi cứu các can thiệp trên đơn thuốc ngoại trú từ ngày 01/01/2022 đến ngày 31/12/2023. Các can thiệp thường quy của dược sĩ lâm sàng (DSLS) được phân tích, bao gồm tỷ lệ chấp thuận CTD của bác sĩ, phân loại vấn đề can thiệp và nhóm thuốc. Kết quả: Có 658 đơn thuốc được DSLS can thiệp trong tổng 57.897 đơn cấp phát, trong đó có 604 can thiệp (91,8%) được bác sĩ kê đơn đồng ý. Mức độ chấp thuận thấp nhất ở Khoa Tiêu hóa (74,2%) và Khoa Tai mũi họng (81,3%). Chiếm tỷ lệ nhiều nhất trong các can thiệp là không có chỉ định (43,5%) và chỉ định không phù hợp với thuốc kê đơn (15,2%). Thuốc tim mạch và tiêu hóa là 2 nhóm thuốc được can thiệp nhiều nhất. Kết luận: Can thiệp của DSLS nhận được sự đồng thuận cao từ bác sĩ, hoạt động can thiệp cần được phát huy để tăng cường sử dụng thuốc hợp lý cho bệnh nhân.
Article Details
Các tài liệu tham khảo
2. Prolay P, Sobhan G et al (2023) Evaluating the effectiveness of interventions to reduce medication errors: A systemic review. Journal of Pharmaceutical Negative Results 14(2): 3064-3074.
3. Al-Rahbi HAM, Al-Sabri RM, Chitme HR (2013) Interventions by pharmacists in out-patient pharmaceutical care. Saudi Pharmaceutical Journal 22(2): 101-106.
4. Bộ Y tế (2021) Quyết định số 3547/QĐ-BYT về việc ban hành mẫu phiếu phân tích sử dụng thuốc, tr. 3.
5. Bạch Văn Dương và cộng sự (2023) Phân tích các vấn đề liên quan đến thuốc trong kê đơn thuốc điều trị ung thư tại một bệnh viện chuyên khoa ung bướu. Tạp chí Y học Việt Nam 527(2), tr. 294-299.
6. Zhou LF, Woodward CZ (2023) Impact of Pharmacist Interventions at an Outpatient US Coast Guard Clinic. Federal Practitioner 40(6): 174-177.
7. Bouzeid M, Clarenne J et al (2023) Using national data to describe characteristics and determine acceptance factors of pharmacists’ interventions: a six-year longitudinal study. International Journal of Clinical Pharmacy 45(2): 430-441.
8 Zaal RJ, Haak EW et al (2020) Physicians’ acceptance of pharmacists’ interventions in daily hospital practice. International Journal of Clinical Pharmacy 42(1): 141-149.
9. Cesarz JL, Steffenhagen AL et al (2013) Emergency department discharge prescription interventions by emergency medicine pharmacists. Annals of Emergency Medicine 61(2): 209-214.
10. Ooi PL, Zainal H et al (2021) Pharmacists’ interventions on electronic prescriptions from various specialty wards in a malaysian public hospital: A cross-sectional study. Pharmacy (Basel) 9(4): 161.