Đánh giá kết quả lấy sỏi thận qua da đường hầm nhỏ theo thang điểm GUY

  • Kiều Đức Vinh Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Việt Hải Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Trần Đức Dũng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Đỗ Tuấn Anh Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Dương Hồng Quân Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Chử Lê Thanh Hùng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Trần Văn Linh Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Sỏi thận, lấy sỏi thận/tán sỏi thận qua da đường hầm nhỏ, thang điểm GUY

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị sỏi thận bằng phẫu thuật lấy sỏi thận qua da đường hầm theo đặc điểm sỏi và giải phẫu đài bể thận bằng ứng dụng thang điểm GUY (GUY’s stone score_GSS). Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả, tiến cứu 470 bệnh nhân (BN) sỏi thận được điều trị bằng phẫu thuật lấy sỏi thận qua da đường hầm nhỏ, từ tháng 01/2023 đến tháng 08/2023, tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Bệnh nhân được phân loại về đặc điểm sỏi, hình thái đài bể thận và đánh giá kết quả sạch sỏi theo thang điểm GUY. Biến chứng được phân loại theo Clavien-Dindo đã cải biên. Kết quả: Tuổi trung bình là 54,2 ± 10,9 (32-83); 330 (70,2%) BN là nam giới, 140 (29,8%) BN là nữ giới. Kích thước sỏi trung bình là 21,3 ± 11mm. Phân loại sỏi theo thang điểm GUY: Độ I, độ II, độ III và độ IV lần lượt là 175 (37,2%) BN; 210 (44,7%) BN; 55 (11,7%) BN và 30 (6,4%) BN. Kết quả sạch sỏi chung đạt 431/470 (91,7%). Tỷ lệ sạch sỏi giảm dần theo thang điểm GUY, lần lượt độ I là 167/175 (95,4%), độ II là 201/210 (95,7%), độ III là 46/55 (83,6%) và độ IV là 17/30 (56,6%) (p<0,05). Phân loại biến chứng theo Clavien-Dindo: Độ I, độ II, độ IIIa, độ IIIb và độ IV lần lượt là 43 (9,1%) BN, 14 (2,9%) BN, 4 (1%) BN, 1 (0,2%) BN và 1 (0,2%) BN. Biến chứng nặng (độ IIIa, IIIb và IV theo Clavien-Dindo) xuất hiện và tăng dần khi điểm GUY tăng. Độ II (GSS) gặp 1 (3,7%) BN có biến chứng độ IIIa;  độ III (GSS) gặp 2 (14,3%) BN có biến chứng độ IIIA và độ IV (GSS) gặp biến chứng ở cả độ IIIa, IIIb và IV đều là 1 (14,3%) BN, (p<0,05). Kết luận: Đặc điểm sỏi thận và giải phẫu hệ thống đài bể thận được lượng hoá theo thang điểm GUY góp phần giúp cho phẫu thuật viên tiên lượng kết quả sạch sỏi và nguy cơ biến chứng khi điều trị sỏi thận bằng phẫu thuật lấy sỏi thận qua da đường hầm nhỏ.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Thomas K, Smith NC, Hegarty N, Glass JM (2011) The Guy’s Stone Score - Grading the Complexity of Percutaneous Nephrolithotomy Procedures. Urology 78(2): 277-281.
2. Singh AK, Shukla PK, Khan SW, Rathee VS, Dwivedi US, Trivedi S (2017) Using the modified clavien grading system to classify complications of percutaneous nephrolithotomy. Curr Urol 11: 79-84.
3. Đỗ Trường Thành, Đỗ Ngọc Sơn, Nguyễn Huy Hoàng và cộng sự (2019) Đánh giá hiệu quản phương pháp tán sỏi thận qua da đường hầm nhỏ dưới hướng dẫn của siêu âm, bệnh nhân với tư thế nằm nghiêng tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức. Tạp chí Y học Việt Nam, tập 481 số đặc biệt, tr. 300-206.
4. Kumar U, Tomar V, Yadav SS, Priyadarshi S, Vyas N, Agarwal N, Dayal R (2018) STONE score versus Guy's Stone Score - prospective comparative evaluation for success rate and complications in percutaneous nephrolithotomy. Urol Ann 10(1): 76-81.
5. Bansal SS, Pawar PW, Sawant AS et al (2017) Predictive factors for fever and sepsis following percutaneous nephrolithotomy: A review of 580 patients. Urology annals 9(3): 230-233.
6. Flannigan R, Choy WH, Chew B et al (2014) Renal struvite stones- pathogenesis, microbiology, and management strategies. Nature Reviews Urology 11(6): 333-338.