Phân tích thực trạng sử dụng kháng sinh linezolid đường tiêm truyền tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

  • Nguyễn Duy Tám Bệnh viện TWQĐ 108
  • Nguyễn Thu Hương Trường Đại học Dược Hà Nội
  • Hoàng Thị Mỹ Hoa Bệnh viện TWQĐ 108
  • Phạm Thị Ngân Bệnh viện TWQĐ 108
  • Lê Minh Hồng Bệnh viện TWQĐ 108
  • Phạm Văn Huy Bệnh viện TWQĐ 108
  • Nguyễn Trung Hà Bệnh viện TWQĐ 108
  • Nguyễn Thị Liên Hương Trường Đại học Dược Hà Nội
  • Đặng Thị Thuỷ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Lê Bá Hải Trường Đại học Dược Hà Nội

Main Article Content

Keywords

Linezolid, DDD/100 ngày giường, đánh giá sử dụng thuốc

Tóm tắt

Mục tiêu: Phân tích thực trạng sử dụng linezolid tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu dựa trên chỉ số DDD/100 ngày giường giai đoạn 2019-2023 và hồ sơ bệnh án của bệnh nhân điều trị nội trú bằng linezolid từ 1/4/2022 đến 31/3/2023. Kết quả: Mức độ tiêu thụ linezolid có xu hướng tăng trong giai đoạn 5 năm khảo sát (S = 1044, p<0,001). Nghiên cứu thực hiện hồi cứu trên 336 bệnh nhân với 343 đợt điều trị. Chỉ định theo kinh nghiệm (59,1%) và phần lớn được chỉ định cho phác đồ thay cho kháng sinh khác (71,4%). Chúng tôi ghi nhận 153 trường hợp (44,6%) chỉ định không phù hợp với lý do chủ yếu là không thỏa mãn điều kiện lựa chọn linezolid thay thế vancomycin (34,6%) và căn nguyên vi khuẩn không nằm trong phạm vi điều trị linezolid (24,2%). Giảm tiểu cầu là biến cố bất lợi ghi nhận được nhiều nhất (24,9%) và 101 bệnh nhân có tương tác thuốc chống chỉ định với linezolid. Kết luận: Nghiên cứu cho thấy tình hình tiêu thụ linezolid trong giai đoạn 2019-2023 có xu hướng tăng trong đó tỷ lệ cao bệnh nhân sử dụng linezolid với chỉ định kháng sinh chưa hoàn toàn phù hợp. Việc ban hành sớm quy trình hướng dẫn sử dụng linezolid là cần thiết vì đây là một kháng sinh dự trữ, đặc biệt khi tình trạng kháng kháng sinh với vancomycin đang có xu hướng gia tăng.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Antimicrobial Resistance Collaborators (2022) Global burden of bacterial antimicrobial resistance in 2019: A systematic analysis. Lancet 399(10325): 629-655.
2. Brown NM, Goodman AL, Horner C, Jenkins A, Brown EM (2021) Treatment of methicillin-resistant Staphylococcus aureus (MRSA): Updated guidelines from the UK. JAC Antimicrob Resist 3(1):dlaa114. doi: 10.1093/jacamr/dlaa114.
3. Đoàn Thị Phương, Lê Vân Anh và cộng sự (2016) Khảo sát sử dụng kháng sinh linezolid tại Bệnh viện Bạch Mai. Tạp chí Nghiên cứu Dược và Thông tin Thuốc. 4+5(7), tr. 184-188.
4. Dentan C, Forestier E, Roustit M, Boisset S, Chanoine S, Epaulard O, Pavese P (2017) Assessment of linezolid prescriptions in three French hospitals. Eur J Clin Microbiol Infect Dis 36(7): 1133-1141.
5. Bộ Y tế (2020) Hướng dẫn thực hiện quản lý sử dụng kháng sinh trong bệnh viện. Ban hành kèm theo Quyết định 5631/QĐ-BYT ngày 31 tháng 12 năm 2020.
6. WHO Collaborating Centre for Drug Statistics Methodology (2024), ATC/DDD Index 2024, accessed, from https://atcddd.fhi. no/atc_ddd_index_and_guidelines/guidelines/.
7. Han X, Wang J, Zan X, Peng L, Nie X (2022) Risk factors for linezolid-induced thrombocytopenia in adult inpatients. Int J Clin Pharm 44(2): 330-338.
8. Qin Y, Liu Y, Chen Z, Cao M, Shen Y, Ye Y (2021) A risk factor-based predictive model for linezolidinduced anaemia: A 7-year retrospective study. J Clin Pharm Ther 46(6): 1591-1599.
9. Gerson SL, Kaplan SL et al (2002) Hematologic effects of linezolid: Summary of clinical experience. Antimicrob Agents Chemother 46(8): 2723- 2726.
10. Đặng Thị Lan Anh, Võ Thị Thùy, Nguyễn Thị Mai Anh và cộng sự (2021) Phân tích thực trạng sử dụng linezolid tại Bệnh viện Thanh Nhàn. Tạp chí Y dược lâm sàng 108. 16(11), tr. 110-118.
11. Pitiriga V, Kanellopoulos P, Kampos E, Panagiotakopoulos G, Tsakris A, Saroglou G (2018) Antimicrobial stewardship program in a Greek hospital: Implementing a mandatory prescription form and prospective audits. Future Microbiol 13: 889-896.
12. Meyer E, Schwab F, Schroeren-Boersch B, Gastmeier P (2011) Increasing consumption of MRSA-active drugs without increasing MRSA in German ICUs. Intensive Care Medicine 37(10): 1628-1632.
13. Grau S, Fondevilla E, Freixas N, Mojal S, Sopena N, Bella F, Gudiol F; VINCat Group (2015) Relationship between consumption of MRSA-active antibiotics and burden of MRSA in acute care hospitals in Catalonia, Spain. Journal of Antimicrobial Chemotherapy 70(4): 1193-1197.
14. Aubin G, Lebland C, Corvec S, Thomaré P, Potel G, Caillon J, Navas D (2011) Good practice in antibiotic use: what about linezolid in a French university hospital?. Int J Clin Pharm 33(6): 925-928.
15. Thi Phuong Thao L, Duc Trung N, Thi My L, Minh Hong L, Viet Hoan B, Quang Hung V, Dang Hai P (2024) Association of clinical factors with thrombocytopenia in patients receiving linezolid treatment: A retrospective study. J Infect Dev Ctries 18(2): 285-290.
16. Choi GW, Lee JY, Chang MJ, Kim YK, Cho Y, Yu YM, Lee E (2019) Risk factors for linezolid-induced thrombocytopenia in patients without haemato-oncologic diseases. Basic Clin Pharmacol Toxicol 124(2): 228-234.